Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1340
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI MỚI AFB (+) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIấN QUAN TẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
Authors: LÊ DUY, HƯNG
Advisor: Nguyễn Thị Hoài, Thu
Keywords: Quản lý Y tế
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh lao hiện đang là gánh nặng của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2019 trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người mới mắc lao, 8,2% trong số ca mắc lao có đồng nhiễm HIV. Mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm khoảng 22% trong vòng 15 năm trở lại đây, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,2 triệu người tử vong do lao mỗi năm. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia, năm 2019 trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,3% trong số bệnh nhân mới và 17,7% trong số bệnh nhân điều trị lại 1. Trong năm 2015, ước tính có 580.000 người mới mắc lao kháng đa thuốc nhưng chỉ có 125.000 bệnh nhân (20%) được đăng ký điều trị. Trên toàn cầu, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân kháng đa thuốc đạt 52% năm 2013. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, Việt Nam có tần suất mắc bệnh lao thuộc loại trung bình cao đứng thứ ba trong khu vực châu Á và đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới 2. Bệnh lao ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng các quốc gia trên thế giới bởi có tới 60-70% số người mắc lao trong độ tuổi lao động 3,4. Lao phổi là thể lao chủ yếu chiếm 85% các thể bệnh lao. Trong đó lao phổi AFB (+) là nguồn lây chính truyền bệnh cho người lành 5 phát hiện sớm điều trị khỏi triệt để cho những trường hợp lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm nhằm cắt đứt nguồn lây là biện pháp tốt nhất để khống chế và thanh toán bệnh lao đó cũng là mục tiêu chính của chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) cả nước. Ở Việt Nam mặc dù chương trình chống lao quốc gia đã có nhiều cố gắng trong kiểm soát và khống chế bệnh lao nhưng tỷ lệ mắc lao không giảm. Một trong những nguyên nhân làm cho bệnh lao khó kiểm soát đó là sự gia tăng các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc nhất là đa kháng thuốc. Thanh hóa đã triển khai chiến lược chống lao (DOTS) trong những năm qua và đã đạt được những kết quả khá tốt, theo báo cáo tổng kết hoạt động chương trình chống lao quốc gia năm 2018 số bệnh nhân mới phát hiện là 1,153 bệnh nhân; trong đó có 12,74% bệnh nhân tái phát và điều trị lại là 0,34%; tỷ lệ điều trị khỏi, hoàn thành điều trị là trên 90% 6. Mặc dù bệnh lao có thể chữa khỏi nhưng việc không tuân thủ điều trị vẫn là thách thức chính đối với công tác phòng, chống lao. Bệnh nhân không tuân thủ điều trị hay tuân thủ không tốt không chỉ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lao của họ mà còn mở đường cho tỷ lệ kháng thuốc ngày càng tăng làm cho mục tiêu của chương trình chống lao khó đạt được thậm chí là thất bại, đây là vấn đề đặt ra cho chương trình chống lao quốc gia cần phải làm tốt công tác quản lý bệnh lao, có như vậy mới phát hiện sớm bệnh nhân, hạn chế được bỏ điều trị và thành công trong điều trị cao hơn. Tại Thanh Hóa chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này, việc nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) để qua đó tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị góp thêm hiệu quả trong công tác chống lao của chương trình, do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) và một số yếu tố liên quan tại Bệnh Viện 71 Trung ương giai đoạn 2019-2020” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại Bệnh Viện 71 Trung ương giai đoạn 2019-2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại Bệnh Viện 71 Trung ương giai đoạn 2019-2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1340
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0227.pdf
  Restricted Access
1.84 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.