Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1330
Title: GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ALBUMIN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA
Authors: PHÍ XUÂN, AN
Advisor: TS. NGUYỄN TOÀN, THẮNG
Keywords: Gây mê hồi sức;8720102
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Sốc nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trong các đơn vị hồi sức tích cực. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn nổi bật là tình trạng suy giảm chức năng đa cơ quan gây ra bởi sự đáp ứng mất điều hòa của cơ thể đối với nhiễm trùng. Mặc dù có nhiều biện pháp điều trị hồi sức tích cực, hướng dẫn điều trị được cập nhật tuy nhiên tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ở người lớn vẫn rất cao, từ 30-50% 1, 2. Theo một nghiên cứu dịch tễ học sepsis và sốc nhiễm khuẩn tại Mỹ, 1/3 trường hợp sepsis, sốc nhiễm khuẩn cần can thiệp ngoại khoa và tỉ lệ tử vong của nhóm này là 30-39% 3. Việc theo dõi diễn biến và tiên lượng tử vong đối với một trường hợp sốc nhiễm khuẩn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lâm sàng. Có nhiều thang điểm, chỉ số được sử dụng để tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn , điển hình là thang điểm SOFA và APACHE II. Hai thang điểm này dựa trên đánh giá mức độ suy chức năng các tạng, yếu tố liên quan mật thiết đến tỉ lệ tử vong. Bên cạnh đó nhiều dấu ấn sinh học cũng được nghiên cứu về thay đổi giá trị và khả năng tiên lượng trong sốc nhiễm khuẩn ví dụ Procalcitonin, Lactat máu, IL6..... Albumin là một protein trong huyết thanh đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong điều kiện sinh lý. Nồng độ albumin máu có nhiều biến đổi trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng và sự biến đổi nồng độ albumin huyết thanh trong các nhóm các bệnh nhân nặng nằm ICU đã được nghiên cứu từ lâu. Một nghiên cứu phân tích gộp gồm 90 nghiên cứu với 291433 bệnh đã chỉ ra albumin huyết thanh thấp (< 34 g/l) chiếm 21% tại thời điểm nhập khoa của các bệnh nhân, và albumin thấp có mối liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong và kết cục xấu. Và albumin là một yếu tố tiên lượng tốt tình trạng tử vong ở các nhóm bệnh nhân nặng 4. Đối với nhóm bệnh nhân nhiễm trùng nặng, sốc nhiễm khuẩn hay nhóm bệnh nhân ngoại khoa, trên thế giới đã có các nghiên cứu đánh giá tình trạng albumin và giá trị tiên lượng của albumin trong bệnh lý này. Nghiên cứu của Mei Yin và cộng sự kết luận albumin thấp là yếu nguy cơ độc lập của tình trạng tử vong của bệnh nhân nhiễm trùng nặng 5. James Gibbs và cộng sự khi nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân phẫu thuật cũng kết luận albumin huyết thanh là yếu tố tiên lượng tốt cho kết cục ở bênh nhân phẫu thuật, giảm albumin liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật 6. Tuy nhiên ở Việt Nam, theo như tìm hiểu của chúng tôi, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng albumin cũng như giá trị tiên lượng tử vong của albumin ở các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm trùng ngoại khoa. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Giá trị tiên lượng tử vong của albumin và các yếu tố liên quan trong sốc nhiễm khuẩn ngoại khoa” với hai mục tiêu: 1. Mô tả nồng độ albumin và các yếu tố liên quan đến nồng độ albumin tại thời điểm vào khoa ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn ngoại khoa. 2. Nghiên cứu nồng độ albumin huyết thanh tại thời điểm nhập khoa so điểm APACHE II, điểm SOFA, procalcitonin, lactat trong tiên lượng tử vong trong vòng 28 ngày.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1330
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0257.pdf
  Restricted Access
2.26 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.