Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1318
Title: KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CÓ TĂNG HUYẾT ÁP
Authors: DƯƠNG THANH, SƠN
Advisor: PGS. TS. Phạm Thị Hồng, Thi
Keywords: Tim mạch;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Tăng huyết áp (THA) đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu hiện nay. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2015, khoảng ¼ dân số thế giới đang đối mặt với gánh nặng THA.1 Theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trong năm 2015 có khoảng 212 triệu năm sống mất đi (DALYs) do THA, tăng xấp xỉ 40% so với năm 1990.2 Bệnh THA đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động to lớn đến sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Với những biến chứng khôn lường, THA luôn góp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng tỷ lệ tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống của con người.2 Tại Việt Nam, tỷ lệ THA cũng đang gia tăng nhanh chóng: Theo kết quả điều tra dịch tễ học của Viện Tim mạch Việt Nam năm 1960, THA chiếm 1,6% dân số. Năm 2008 tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước tỷ lệ người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên bị THA là 25,1%.3 Theo điều tra quốc gia gần đây (2015) của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ THA là 18,9%.4 Tăng huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, suy thận... trong đó có khoảng 49% bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có liên quan đến tăng huyết áp. Hội chứng động mạch vành cấp là tình trạng cấp cứu của bệnh động mạch vành. Đây là một trong nhưng nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển.5 Mặc dù hàng loạt các yếu tố nguy cơ truyền thống như hút thuốc lá, béo phì, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp... đã giải thích cho một tỷ lệ lớn các bệnh nhân có biến cố tim mạch. Nhưng việc xác định này gặp khó khăn ở các cá thể không có hoặc chỉ có một vài yếu tố nguy cơ truyền thống chính hay các thang điểm dự đoán nguy cơ thấp.6 Trong những năm gần đây nhiều tác giả trong nước và nước ngoài đã chú ý đến một yếu tố độc lập làm gia tăng thêm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đó là Homocysteine (Hcy) huyết tương.7,8 Homocystein là một axit amin có chứa nhóm sulfur trong phân tử, được tạo thành trong quá trình chuyển hóa methionin. Trong huyết tương, homocystein toàn phần tồn tại dưới dạng tự do và kết hợp. Homocystein máu đã được công nhận là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh xơ vữa động mạch từ gần năm thập kỷ qua.9 Trên thế giới, nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ đã chỉ ra rằng tăng homocystein máu có liên quan đến sự phát triển vữa xơ huyết khối do tăng tạo cục máu đông, tình trạng stress oxy hóa, rối loạn chức năng nội mạc, là yếu tố nguy cơ mới của nhiều bệnh, độc lập với tăng huyết áp, bệnh động mạch vành và các yếu tố nguy cơ truyền thống khác…8,10,11,12 mỗi tăng 5 mol/l nồng độ homocystein sẽ tăng khoảng 20% - 30% nguy cơ biến cố của bệnh động mạch vành và tăng 50% tử vong do bệnh tim mạch.13,14,15 Ở Việt Nam, hiện nay còn ít nghiên cứu về vai trò của homocystein máu trong hội chứng mạch vành cấp, đặc biệt ở bệnh nhân tăng huyết áp. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu những yếu tố nguy cơ mới, với hy vọng nếu phát hiện sớm tăng homocystein có thể làm giảm tiến trình biến chứng tim mạch và có thể tiên lượng cho bệnh nhân tăng huyết áp với biến cố hội chứng đông mạch vành cấp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân hội chứng vành cấp có tăng huyết áp” với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng động mạch vành cấp. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein huyết tương với một số yếu tố nguy cơ tim mạch và mức độ tổn thương mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng động mạch vành cấp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1318
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0245.pdf
  Restricted Access
2.01 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.