Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1316
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Vũ Hồng, Thăng-
dc.contributor.authorĐÀO THỊ THU, TRANG-
dc.date.accessioned2021-11-03T09:17:40Z-
dc.date.available2021-11-03T09:17:40Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1316-
dc.description.abstractTrên thế giới, ung thư đại trực tràng là bệnh lí thường gặp, đứng hàng thứ 3 ở nam và thứ 2 ở nữ trong số các bệnh ung thư. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư đại tràng đứng hàng thứ 4 ở nam và thứ 6 ở nữ, bệnh có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây1,2. Cho đến nay, tuy có rất nhiều tiến bộ trong tầm soát, chẩn đoán bệnh cũng như sự hiểu biết của người dân về bệnh này nhưng vẫn có khoảng 20% đến 40% số bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán đã phát hiện di căn xa3. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn tái phát, di căn còn nhiều khó khăn với thời gian sống thêm trung bình 16 đến 25 tháng và tỷ lệ sống sau 5 năm là 11%4. Hóa trị toàn thân đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn này. 5FU là thuốc được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân ung thư đại tràng di căn ở những năm 1990s, sau đó với việc sử dụng oxaliplatin và irinotecan tỷ lệ đáp ứng và sống còn toàn bộ cải thiện đáng kể5–7. Gần đây, những thuốc điều trị sinh học mới như cetuximab, panitumumab, bevacizumab, aflibercept, regorafenib tăng thêm nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh nhân ung thư đại tràng di căn8–11. Trong chiến lược điều trị toàn thân UTĐT di căn, sau khi kết thúc liệu trình điều trị hóa chất bước 1, vấn đề đặt ra liệu có tiếp tục điều trị duy trì hay không và lựa chọn hóa chất nào trong điều trị duy trì? Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh vai trò của điều trị duy trì ở bệnh nhân UTĐT di căn giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, cải thiện thời gian sống thêm toàn bộ và chất lượng cuộc sống12,13. Tuy nhiên, việc lựa chọn phác đồ hiệu quả, an toàn, chi phí tiết kiệm vẫn còn là vấn đề chưa được thống nhất. Một số nghiên cứu đưa ra lựa chọn duy trì phác đồ đa hóa chất (XELOX, FOLFOX, FOLFIRI..) phối hợp với thuốc sinh học (bevacizumab), bên cạnh lợi ích mang lại, nhiều bệnh nhân phải dừng điều trị do độc tính tăng lên nhiều. Phối hợp capecitabine với bevacizumab được nhiều thử nghiệm lâm sàng có bằng chứng thuyết phục mạnh mẽ nhất, được chứng minh qua nghiên cứu CAIRO313. Mặc dù các thuốc điều trị sinh học cải thiện kết quả điều trị UTĐT di căn nhưng chi phí còn quá cao và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số bệnh nhân tại Việt Nam, đặc biệt dùng thuốc sinh học kéo dài trong thời gian điều trị duy trì, do vậy hóa chất đơn trị là lựa chọn tối ưu. Capecitabine là nền tảng trong điều trị ung thư đường tiêu hóa, đơn trị liệu đường uống được nhiều thử nghiệm đã khẳng định vai trò mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị duy trì ung thư đại tràng di căn sau điều trị bước một, bên cạnh đó sử dụng capecitabine đường uống giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ điều trị, giảm chi phí, các tác dụng phụ trên huyết học và ngoài hệ tạo huyết dễ dàng kiểm soát trên lâm sàng14. Tại Việt Nam, điều trị duy trì đơn chất capecitabine trên bệnh nhân ung thư đại tràng tái phát di căn được đưa vào áp dụng tại một số cơ sở chuyên khoa ung bướu do hiệu quả và tính khả thi của phác đồ. Tuy nhiên, cho tới hiện nay, chưa có nghiên cứu nào tổng kết đánh giá hiệu quả cũng như độc tính của phác đồ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư đại tràng tái phát di căn. 2. Đánh giá kết quả và một số tác dụng không mong muốn của capecitabine trong điều trị duy trì ung thư đại tràng tái phát, di căn.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐHYvi_VN
dc.subjectUng Thưvi_VN
dc.subject8720108vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ CAPECITABINE TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TÁI PHÁT DI CĂNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0243.pdf
  Restricted Access
2.5 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.