Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1307
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN DO KLEBSIELLA PNEUMONIAE VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019 – 2020
Authors: NGUYỄN ĐỨC, QUỲNH
Advisor: 1. TS. Bùi Thị Hương, Giang
2. TS. Lê Hồng, Trung
Keywords: Hồi sức cấp cứu;8720103
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Nhiễm trùng bệnh viện có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất và là nguyên nhân chính gây tử vong tại các khoa Hồi sức cấp cứu.1 Nhiễm trùng bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng 7% ở các nước phát triển và 10% ở các nước đang phát triển, trong đó tỷ lệ mắc trong các khoa Hồi sức cấp cứu là 51,3%, nó không chỉ đọa đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân mà còn kéo dài thời gian nằm viện lên đến 19,2 ngày, chi phí hàng năm cho nhiễm trùng bệnh viện lên đến 45 tỷ đô la ở Hoa Kỳ.2,3 Enterobacteriaceae là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của nhiễm trùng bệnh viện. Năm 2014, CDC đã xác định Enterobacteriaceae kháng carbapenem (CRE) là mối đe dọa khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng. Trong số 9.000 ca nhiễm Enterobacteriaceae kháng carbapenem thì Klebsiella pneumoniae chiếm 80% các bệnh nhiễm trùng (CDC 2014).4 Nhìn chung, K.pneumoniae là nguyên nhân của 11,8% tổng số viêm phổi mắc phải tại bệnh viện trên toàn thế giới.4 Ở Hoa Kỳ, K.pneumoniae đứng thứ 3 trong các căn nguyên gây nhiễm trùng bệnh viện, đứng thứ 3 trong viêm phổi bệnh viện, là nguyên nhân thứ 2 gây nhiễm trùng máu, căn nguyên thứ nhất trong viêm phổi liên quan thở máy, tỷ lệ tử vong từ 22% đến 72%, tỷ lệ này tăng cao 50% – 100% ở bệnh nhân nghiện rượu và nhiễm trùng huyết.5 Hơn nữa, K.pneumoniae kháng kháng sinh đang tăng lên trong vài thập kỷ qua đã là một vấn đề trên toàn thế giới.1 Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc nhiễm trùng bệnh viện ước tính từ 6% (2005) đến 12,1% (2018), trong đó tỷ lệ mắc trong các khoa hồi sức cấp cứu từ 19,3%- 31,3%.6 Trong các căn nguyên vi sinh gây nhiễm khuẩn bệnh viện, K.pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất 17,1%, tỷ lệ K.pneumoniae kháng carbapenem tăng từ 2,9% (2011) đến 25,6% (2017). 6,7 Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến Trung ương, với số lượng giường bệnh lớn và là nơi tập trung số lượng lớn bệnh nhân có bệnh cảnh phức tạp, hiểm nghèo và nhiễm khuẩn nặng tới điều trị. Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện ở bệnh viện Bạch Mai từ 5,7% (2006) đến 13,9% (2016) và nhiễm trùng bệnh viện trong các khoa hồi sức cấp cứu là 31,3%.6 Hơn nữa, nhiễm trùng bệnh viện tăng thời gian nằm viện (26,6 ngày so với 11,5 ngày) và chi phí điều trị thêm (2,385 đô la so với 1,114 đô la).7 Trong đó, K.pneumoniae là căn nguyên vi sinh gây nhiễm trùng bệnh viện chiếm tỷ lệ từ 6,1% (2002) đến 11,9% (2012). Cũng như vậy số lượng vi khuẩn K.pneumoniae tăng nhanh trong toàn bệnh viện, và tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh carbapenem giảm dần theo thời gian từ 88,1% (2012) xuống 27,1% (2016).8 Hơn nữa, K.pneumoniae gây nhiễm khuẩn bệnh viện rất đa dạng, việc lựa chọn kháng sinh để điều trị còn gặp nhiều khó khăn.1,9 Khoa hồi sức cấp cứu là nơi bệnh nhân có nhiều yếu tố dễ nhiễm K.pneumoniae, vi khuẩn kháng kháng sinh do bệnh nhân nặng, sức đề kháng cơ thể suy yếu, hay có các thủ thuật xâm lấn, sử dụng thường xuyên kháng sinh.10 Do đó nhiễm K.pneumoniae trong khoa hồi sức cấp cứu thực sự là mối lo ngại trên lâm sàng, trong can thiệp điều trị và dự phòng sự lây lan của sự kháng kháng sinh. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn bệnh viện do Klebsiella pneumoniae và kết quả điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2019 – 2020” với 2 mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn bệnh viện do Klebsiella pneumoniae tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai 2019 - 2020. 2. Đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị của nhiễm khuẩn bệnh viện do Klebsiella pneumoniae tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai 2019 - 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1307
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0233.pdf
  Restricted Access
3.09 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.