Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1298
Title: Đánh giá kết quả phẫu thuật LấY SỏI TRONG GAN Và TáN SỏI ĐIệN ThủY LựC ở BệNH NHÂN Có hẹp đường mật tại khoa Gan mật - bệnh viện HữU NGHị Việt Đức
Authors: ĐỖ HẢI, ĐĂNG
Advisor: PGS.TS. Trần Đình, Thơ
Keywords: Ngoại khoa;8720104
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Sỏi mật là một bệnh lý gan mật phổ biến. Tỉ lệ mắc sỏi mật ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khá cao, khoảng 3,3 – 10%, ở các nước phương Tây là 10-15% 1,2. Trong đó sỏi trong gan chiếm khoảng 30-70% số trường hợp mắc sỏi mật 3. Nguyên nhân gây ra bệnh lý sỏi mật cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền. Ở Việt Nam, thường gặp sỏi đường mật chính ở trong và ngoài gan do nhiễm khuẩn đường mật và ký sinh trùng (trong đó do giun đũa là phổ biến) gây ứ đọng bilirubin. Trong khi ở các nước phương Tây, sỏi mật thường gặp là sỏi túi mật hình thành do rối loạn chuyển hóa cholesterol 4-7. Các yếu tố nguy cơ gây sỏi mật chủ yếu bao gồm chủng tộc, tuổi, giới nữ, béo phì hoặc lối sống tĩnh tại …2 Hẹp đường mật được định nghĩa là tình trạng giảm khẩu kính đường mật một cách tương đối so với đường mật bên trên. Sỏi trong gan kèm hẹp đường mật là một tình trạng phức tạp đi kèm bệnh lý sỏi mật nói chung. Nguyên nhân là do khó phát hiện được trước mổ, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường mật, sỏi tái phát và khiến cuộc mổ kéo dài, khó khăn trong lấy hết sỏi. Điều trị sỏi mật có nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm: điều trị nội khoa bằng các thuốc làm tan sỏi (đối với sỏi có thành phần là cholesterol), tán sỏi ngoài cơ thể, các phương pháp can thiệp lấy sỏi không mổ như: nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) lấy sỏi có hoặc không cắt cơ vòng Oddi (SE, ERCP), lấy sỏi qua đường hầm xuyên gan qua da, lấy sỏi qua đường hầm Kehr, lấy sỏi qua đầu ruột qua da 6,8. Tuy nhiên mổ lấy sỏi đường mật vẫn là phương pháp phổ biến nhất 9,10. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như những bước tiến về phẫu thuật nội soi và các phương tiện hỗ trợ, phương pháp nội soi bằng ống soi mềm kết hợp tán sỏi điện thủy lực cho phép tiếp cận cũng như xử lý hiệu quả đối với bệnh lý sỏi mật nói chung, đặc biệt là sỏi trong gan, giúp giảm tỉ lệ sót sỏi. Tuy nhiên, với các trường hợp có hẹp đường mật kèm theo thì quá trình tán sỏi gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ sót sỏi rất cao. Hơn nữa, việc sử dụng bơm nước bằng cách treo cao chai huyết thanh và dùng băng huyết áp để tạo áp lực đã khiến cho quá trình lấy sỏi dễ gây tổn thương đường mật và tế bào gan. Nguyên nhân là nước bơm vào mạnh nhưng thoát ra khỏi vị trí hẹp khó khăn, dẫn đến áp lực trong đường mật sau chỗ hẹp bị tăng cao mà không kiểm soát được. Điều này làm tăng men gan sau tán sỏi, thậm chí có trường hợp vỡ gan, tụ máu dưới bao gan. Gần đây, tại khoa Gan mật – bệnh viện Việt Đức đã ứng dụng máy bơm nước điều khiển áp lực nước để kiểm soát áp lực nước trong quá trình tán sỏi, đặc biệt khi đưa ống soi vào các vị trí hẹp đường mật. Điều này đã giúp giảm thiểu một số tai biến do áp lực cao gây ra. Mặc dù vậy, vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy sỏi trong gan và tán sỏi điện thủy lực ở bệnh nhân có hẹp đường mật tại khoa Gan mật - bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm tổn thương hẹp đường mật ở bệnh nhân sỏi trong gan kèm hẹp đường mật được phẫu thuật lấy sỏi và tán sỏi điện thủy lực tại khoa Gan mật - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy sỏi trong gan và tán sỏi điện thủy lực ở bệnh nhân có hẹp đường mật tại khoa Gan mật – bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1298
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0224.pdf
  Restricted Access
2.65 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.