Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1293
Title: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI NGUỒN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2019
Authors: NGUYỄN VĂN, DŨNG
Advisor: TS. Nguyễn Thanh, Hà
PGS.TS. Lê Thị, Hoàn
Keywords: Quản lý bệnh viện;8720802
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Hiện nay để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng chất thải rắn y tế nguy hại. Theo số liệu báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thành phần chất thải rắn y tế tại các nước đang phát triển thì lượng CTRYT nguy hại chiếm 22,5% trong phần lớn là chất thải rắn lây nhiễm [1]. Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, các bệnh viện không chỉ phát triển quy mô mở rộng mà còn phát triển chuyên sâu các loại hình kỹ thuật mới nên lượng chất thải y tế cũng rất đa dạng và phức tạp.Theo thống kê, các cơ sở y tế trên cả nước phát sinh mỗi ngày khoảng 47 tấn chất thải y tế nguy hại ra môi trường [2]. Việc thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế ở nhiều bệnh viện còn chưa đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Trong chất thải rắn y tế thường chứa các vi sinh vật gây bệnh, các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các con đường lây nhiễm như qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hoá…[3]. Tại Việt Nam hiện nay, cả nước có hơn 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng từ cấp trung ương đến địa phương. Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế, năm 2011, ước tính đến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế phát sinh là 590 tấn/ngày. Dự kiến đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày [4]. Nhận thức của cán bộ và nhân viên y tế về chất thải y tế còn nhiều hạn chế và chủ quan. Phương tiện vận chuyển chất thải còn thiếu, chưa đạt chuẩn. Để khắc phục thực trạng trên và đảm bảo thực hiện đúng Luật bảo vệ môi trường, ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT - BYT - BTNMT về quản lý CTYT. Thông tư này được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải y tế trên lãnh thổ Việt Nam [5]. Viện Chấn thương Chỉnh hình là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Mỗi năm viện tiến hành phẫu thuật khoảng 30.000 ca (chiếm gần 50% số lượng phẫu thuật của bệnh viện). Là một viện ngoại khoa hạng đặc biệt của Bộ Y tế nên số lượng những ca bệnh khó về chấn thương và tai nạn lao động từ các tỉnh chuyển về rất nhiều [6]. Trong quá trình hoạt động số lượng chất thải rắn y tế trung bình hàng tháng của Viện là 61.064 kg/ tháng (chủ yếu là các chất thải có dính máu, dịch, bơm kim tiêm, găng tay, dây truyền dịch, bột bó gãy xương…) con số này tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển và hoạt động tăng dần về chuyên môn của viện. Nếu công tác phân loại chất thải tại nguồn tốt, sẽ góp phần giảm thiểu được sự lãng phí về kinh tế cho bệnh viện và đồng thời giảm được nguy cơ rủi ro cho cán bộ y tế (CBYT) liên quan và cho cộng đồng nói chung. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về phân loại chất thải rắn y tế tại Viện. Để cung cấp bằng chứng và tư vấn cho lãnh đạo bệnh viện tăng cường công tác phân loại CTRYT chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng công tác phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn và một số yếu tố liên quan tại viện Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2019” được tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng công tác phân loại chất thải rắn y tế tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn y tế tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1293
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0219.pdf
  Restricted Access
1.88 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.