Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1292
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHẬN THỨC CHO NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ NỘI
Authors: PHAN THỊ KIỀU, LOAN
Advisor: PGS. TS. PHẠM VĂN, MINH
Keywords: Phục hồi chức năng;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Chấn thương sọ não (CTSN) là tình trạng tổn thương não cấp tính gây ra bởi một lực cơ học bên ngoài tác động vào đầu1. CTSN là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở Hoa Kỳ, ước tính khoảng 13,5 triệu người chịu ảnh hưởng2. Người sống sót thường có những khiếm khuyết, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ và gia đình. Năm 2010, tác động kinh tế của CTSN tại Hoa Kỳ được ước tính là 76,5 tỷ đô la chi phí trực tiếp và gián tiếp3,4. Trong năm 2013, đã có khoảng 2,5 triệu lượt khám tại khoa cấp cứu, 282.000 ca nhập viện và 56.000 ca tử vong liên quan đến CTSN tại Hoa Kỳ5. Năm 2013, ở Anh bệnh nhân CTSN do TNGT là 50%, tai nạn sinh hoạt là 20 - 25%, tai nạn thể thao 10 - 15% và bạo lực là 10%6. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới, hàng năm tại Việt Nam CTSN là nguyên nhân dẫn đến tử vong xếp hàng thứ tư, làm 21.000 người chết trong năm 2012 (WHO, 2015). Trong đó 80,65% nguyên nhân do tai nạn giao thông, 17,20 % do tai nạn sinh hoạt và nguyên nhân khác là 2,15% trong năm 20167. Suy giảm nhận thức do CTSN có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực bao gồm chú ý, ngôn ngữ, trí nhớ, nhận thức tri giác và chức năng điều hành. Có đến 65% bệnh nhân CTSN từ trung bình đến nặng có vấn đề về nhận thức lâu dài1. Suy giảm nhận thức thể hiện rõ khi họ khó hoạt động và hòa nhập xã hội. Nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng khoảng 43% số bệnh nhân bị khuyết tật trong thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn, được đặc trưng bởi hạn chế chức năng hoạt động và/hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần4. Gần đây một phần tư bệnh nhân CTSN từ trung bình đến nặng không thể trở lại làm việc trong năm đầu sau chấn thương1. Trên thế giới, có các đề tài nghiên cứu về nhận thức của bệnh nhân CTSN. Năm 2002 Arciniegas D.B. và CS chỉ ra rằng suy giảm nhận thức ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống sau này của bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội. Năm 2013 Wong GK đã tiến hành đánh giá suy giảm nhận thức trên bệnh nhân CTSN bị xuất huyết nội sọ bằng thang điểm MoCA8. Năm 2016 Zhang H. và CS nghiên cứu so sánh sự khác biệt về nhận thức giữa người bệnh CTSN và đột quỵ bằng thang điểm MoCA và MMSE9. Patil M. và CS nghiên cứu về kết quả phục hồi chức năng nhận thức trên bệnh nhân CTSN điều trị nội trú tại bệnh viện10. Hiện nay, Bộ Y tế đưa ra các thang điểm đánh giá suy giảm nhận thức như thang FIM, MoCA, ACE – III. Trong đó, thang điểm ACE – III cho thấy rằng thang điểm này đánh giá được trên các vấn đề của nhận thức và kỹ hơn so với thang MoCA, thang điểm FIM đánh giá được trên cả hoạt động chức năng và nhận thức. Điều trị cho sự rối loạn này bao gồm điều trị thuốc và phục hồi chức năng trong đó PHCN nhận thức được nhấn mạnh là đem lại hiệu quả đáng kể và cần được can thiệp sớm11. Tại Việt Nam hiện nay các đề tài chủ yếu đề cập đến ngoại khoa như mô tả các tổn thương và điều trị phẫu thuật, cận lâm sàng trên người bệnh CTSN, về PHCN chủ yếu là các nghiên cứu về đánh giá mức độ PHCN vận động chứ chưa đề cập đến PHCN nhận thức của người bệnh CTSN, là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống tái hòa nhập của người bệnh sau CTSN. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng nhận thức cho người bệnh chấn thương sọ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng nhận thức trên người bệnh chấn thương sọ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng nhận thức trên người bệnh chấn thương sọ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1292
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0218.pdf
  Restricted Access
3.05 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.