Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1287
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ĐIỀU TRỊ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN Ở TRẺ ≤ 12 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Authors: LƯU VĂN, THANH
Advisor: TS. Nguyễn Việt, Hoa
Keywords: Ngoại khoa;8720104
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Khúc nối bể thận- niệu quản là phần tiếp nối giữa bể thận và niệu quản. Tắc nghẽn hoàn toàn hay một phần khúc nối bể thận- niệu quản làm cản trở lưu thông nước tiểu qua khúc nối xuống niệu quản, gây nên tình trạng ứ nước thận. Nguyên nhân tắc nghẽn là do đè ép từ bên ngoài hoặc chít hẹp bên trong. Mức độ ứ nước thận tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn tại khúc nối. Bệnh có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải 1,2,3. Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản là bệnh lý thường gặp nhất trong các dị tật bẩm sinh gây ứ nước thận ở trẻ em.Theo Alibadin H, Jonston J.H tỷ lệ dị tật này gặp từ 1/5000 đến 1/1500 trẻ sơ sinh 4. Ở nước ta theo số liệu của Bệnh Viện Nhi Trung Ương, dị tật này chiếm tỷ lệ 11% và đứng hàng thứ 2 trong số các dị tật thận – tiết niệu – sinh dục nhưng là dị tật đứng hàng đầu của cơ quan thận tiết niệu, chiếm tỷ lệ 21% và trung bình hàng năm có khoảng 30 – 40 trẻ được phẫu thuật tạo hình 5. Phẫu thuật tạo hình theo nguyên tắc Anderson JC và Hynes W được báo cáo lần đầu tiên trên y văn vào năm 1949 đã được chứng minh là một phẫu thuật cho kết quả điều trị tốt nhất bệnh lý hẹp khúc nối bể thận- niệu quản ở trẻ em với tỷ lệ thành công tới trên 95% và được ứng dụng rộng rãi. Sau này có nhiều tác giả cải biên vạt tạo hình khúc nối bể thận nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc chung , kèm theo sự phát triển và ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý hẹp khúc nối bể thận niệu quản .Năm 1993, Schuessler W. và cộng sự đã áp dụng thành công phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận- niệu quản ở người lớn 6 .Tan H.L và cộng sự (1996) là người đầu tiên thông báo đã áp dụng thành công phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận- niệu quản ở trẻ em 7. Do đặc điểm lâm sàng của bệnh không có triệu chứng điển hình nên chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật chủ yếu dựa vào các thăm dò hình ảnh 8 . Trước đây dị tật hẹp khúc nối BT – NQ thường được chẩn đoán muộn, dẫn đến tỷ lệ cắt thận cao. Gần đây do sự tiến bộ của chẩn đoán trước sinh nên bệnh được chẩn đoán từ rất sớm và chính xác giúp các nhà phẫu thuật nhi khoa lập kế hoạch điều trị, tư vấn cho bố mẹ bệnh nhi để chọn thời điểm phẫu thuật khi nào và phẫu thuật ở lứa tuổi nào là một vấn đề rất cần thiết. Mục tiêu của chẩn đoán sớm bệnh lý hẹp khúc nối BT- NQ ở trẻ em để có chỉ định can thiệp phẫu thuật trước khi suy giảm chức năng thận 9 ,10. Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý hẹp khúc nối bể thận- niệu quản, đặc biệt là nghiên cứu về kỹ thuật mô như mổ nội soi sau phúc mạc hay mổ nội soi qua phúc mạc. Trong nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến vai trò của siêu âm chẩn đoán trước sinh, chấn đoán sớm và chỉ định phẫu thuật sau sinh điều trị sớm bệnh lý hẹp khúc nối niệu quản ở trẻ em nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình điều trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở trẻ ≤ 12 tháng tuôỉ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức” với hai mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở trẻ ≤12 tháng tuổi 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tạo hình hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở trẻ ≤12 tháng tuổi tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 01/01/2015 – 31/12/2019
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1287
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0213.pdf
  Restricted Access
2.68 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.