Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1274
Title: NHẬN XÉT HIỆU QUẢ GIẢM CO CỦA ATOSIBAN TRONG ĐIỀU TRỊ DOẠ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Authors: ĐẶNG THỊ, HIỀN
Advisor: TS. NGUYỄN MẠNH, THẮNG
Keywords: Sản phụ khoa;8720105
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Đẻ non đã và đang là một trong những vấn đề y tế được quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như trên toàn thế giới. Đẻ non nhìn chung chiếm khoảng 5 – 15% tổng số những trường hợp sinh. Trẻ đẻ non có nguy cơ mắc bệnh cao và tỷ lệ tử vong chu sinh càng cao khi tuổi thai càng nhỏ, với tỷ lệ vào khoảng 6 - 7% số trường hợp sinh ở các nước đã phát triển. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 11,5%1. Ở Châu Âu tỷ lệ này là 5,8% và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 5,6%2. Mặc dù đã có rất nhiều các biện pháp điều trị đã được áp dụng nhưng tỷ lệ sinh non vẫn ít thay đổi trong 40 năm qua1. Sinh non làm gia tăng tử suất sơ sinh ở các nước đã phát triển và đang phát triển1, 2. Số liệu toàn cầu ước tính trong năm 2001 có khoảng 24% trẻ sơ sinh tử vong do nguyên nhân non tháng3. Sinh non có thể dẫn tới trẻ sinh ra nhẹ cân, và trẻ sơ sinh nhẹ cân sẽ có những di chứng về thần kinh và rối loạn phát triển như bại não, thiểu năng trí tuệ và rối loạn thị giác, thính giác4. Trẻ đẻ non phải được chăm sóc đặc biệt đòi hỏi tốn nhiều công sức và rất tốn kém. Ngoài ra khi chào đời do các cơ quan chức năng của trẻ non tháng chưa được phát triển đầy đủ để thích ứng với môi trường bên ngoài nên trẻ dễ bị sang chấn khi đẻ và dễ mắc các bệnh như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn... dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Ngay cả khi lớn lên trẻ cũng có thể có những di chứng về tâm thần kinh là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội5. Mục tiêu của điều trị dọa sanh non là cắt cơn co tử cung, cố gắng kéo dài cuộc sống thai nhi trong tử cung càng lâu càng tốt đến mức có thể. Tuy nhiên với những tiến bộ mới trong chăm sóc trẻ sơ sinh, ngành dưỡng nhi đã nuôi được những thai nhi cực non và non, nhất là những thai nhi đã được dùng glucocorticoid cho mẹ trước sinh để hỗ trợ phổi thì khả năng nuôi sống tốt hơn. Do đó quan niệm mới hiện nay là cần trì hoãn cuộc sinh non tối thiểu 48 giờ, để chờ tác dụng tối đa của glucocorticoid là chấp nhận được6, 7. Đã có rất nhiều thuốc giảm co đang được dùng như: Spasfon, Magnesium Sulfate, Béta-mimetic (Salbutamol, Ritodrine), Nifedipin… tuy có hiệu quả nhưng lại có nhiều tác dụng phụ cũng như cách sử dụng phức tạp làm cho việc điều trị có thể bị gián đoạn hoặc không có kết quả. Atosiban, biệt dược Tractocile, là một chất cạnh tranh với receptor của oxytocin ở cơ tử cung, do đó ngăn chặn các cơn co tử cung8. Các nghiên cứu cho thấy một sự gia tăng có ý nghĩa thống kê số lượng thai phụ vẫn duy trì được thai kỳ tối thiểu 48h và trong vòng 7 ngày kể từ ngày bắt đầu điều trị Atosiban9. Sử dụng Atosiban đang lan rộng do tỷ lệ tác dụng phụ ở mẹ và thai nhi thấp.Tuy nhiên hiện tại trong nước các nghiên cứu về Atosiban trong nước còn rất ít. Với mong muốn góp phần làm giảm số lượng trẻ sơ sinh non tháng tại Việt Nam nhờ vào việc điều trị có hiệu quả những trường hợp doạ đẻ non bằng một dược chất mà đang là xu thế lựa chọn của thế giới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét hiệu quả giảm co của Atosiban trong điều trị doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương ” Với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm thai phụ được điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. 2. Đánh giá hiệu quả giảm co của Atosiban trong điều tri doạ đẻ non
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1274
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0202.pdf
  Restricted Access
1.38 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.