Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1272
Title: NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN K VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
Authors: NGUYỄN THỊ BÍCH, PHƯƠNG
Advisor: PGS.TS. TRẦN THỊ THANH, HƯƠNG
Keywords: Y học Dự phòng;8720163
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ung thư vú là loại ung thư có tỷ lệ mắc hàng đầu tại nữ giới. Theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới GLOBOCAN 2018, ước tính trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mắc mới và 626.679 ca tử vong mỗi năm. Ung thư vú đứng thứ 5 về tỷ lệ tử vong trong tổng số số các loại ung thư (626.679 ca tử vong). Tại Việt Nam, số ca mới mắc ung thư vú là 15.229 ca và số ca tử vong là 6.103 ca mỗi năm. Ước tính đến năm 2030, số ca mới mắc ung thư vú tại Việt Nam sẽ tăng lên 20.014 trường hợp và có xu hướng tăng nhanh trên toàn cầu 1. Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học, điều trị ung thư vú cũng đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở người bệnh ung thư vú vẫn còn cao, do bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, quá trình điều trị bệnh với các tác dụng phụ và thể trạng thay đổi khiến hầu hết người bệnh và gia đình thường rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh dễ có nguy cơ mắc trầm cảm 2. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng trầm cảm trên bệnh nhân ung thư vú là khá cao (15,9 – 46,83%). So với những bệnh nhân ung thư vú không có trầm cảm, những bệnh nhân trầm cảm thường có tình trạng lo lắng, mệt mỏi, đau và suy giảm chức năng đáng kể và kém tuân thủ điều trị hơn. Tìm hiểu về trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú và các yếu tố nguy cơ giúp lập kế hoạch dự phòng, điều trị và có thể giúp tăng hiệu quả trong quá trình điều trị 3. Nhiều nghiên cứu trên thế giới về trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú đều cho kết quả bệnh nhân ung thư vú có kèm trầm cảm có nguy cơ tử vong cao hơn và tỷ lệ sống sót sau ung thư thấp hơn. Nghiên cứu của Annette L.Stanton và cộng sự năm 2015 đánh giá sự thay đổi của tình trạng trầm cảm trong 12 tháng từ khi mới được chẩn đoán cho thấy: 38% các bệnh nhân có tình trạng trầm cảm mãn tính; 20% có kết quả phục hồi sau khi được chẩn đoán trầm cảm; 43% có các triệu chứng trầm cảm ở mức nhẹ hơn.4 Ngày nay, vấn đề trầm cảm trên bệnh nhân ung thư vú ngày càng được quan tâm. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân ung thư tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đánh giá nguy cơ trầm cảm trên bệnh nhân ung thư thời điểm mới chẩn đoán. Việc thực hiện nghiên cứu này có thể cung cấp cho các bác sỹ và nhân viên y tế những thông tin tình trạng trầm cảm thời điểm mới chẩn đoán từ đó có thể cung cấp những hỗ trợ về mặt tâm lý cho các bệnh nhân ung thư vú. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nguy cơ trầm cảm trên bệnh nhân ung thư vú và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu Hà Nội” với 2 mục tiêu như sau: 1. Xác định tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú tại thời điểm chẩn đoán ban đầu. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1272
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0201.pdf
  Restricted Access
1.56 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.