Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1265
Title: NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG TD.MV TRÊN MÔ HÌNH NHỒI MÁU CƠ TIM THỰC NGHIỆM
Authors: TRỊNH VINH, QUANG
Advisor: PGS.TS PHẠM THỊ VÂN, ANH
Keywords: Dược lý và độc chất;8720118
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm do nguyên nhân thiếu máu cục bộ cơ tim. Bệnh NMCT thường gặp ở người lớn tuổi, ở các nước có nền kinh tế phát triển1,2. Khoảng vài chục năm gần đây, bệnh NMCT có xu hướng tăng lên, trẻ hóa ở cả các nước có nền kinh tế chưa phát triển và là một vấn đề thời sự y học bởi tần suất mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và chi phí điều trị cao2,3. Hằng năm có 17,3 triệu người chết vì các bệnh lý tim mạch, chiếm 31% tổng tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Dự báo đến năm 2030, con số này hơn 23,6 triệu người, trong đó nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và cũng là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật tại khắp các châu lục4. Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, tỷ lệ mắc/tử vong nguyên nhân do các bệnh lý tim mạch là 6,77% và 20,68%. Tỷ lệ nhập viện trong nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 18,3% tổng số các bệnh lý tim mạch5. Hiện nay có 3 phương pháp chính điều trị tái tưới máu ĐM vành sau NMCT: tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành. Các phương pháp trên đều đòi hỏi kĩ thuật cao, chi phí tốn kém và tiềm ẩn nhiều nguy cơ với mỗi phương pháp. Vì vậy, việc điều trị nội khoa dự phòng để tránh xảy ra các biến cố tim mạch như NMCT là điều vô cùng cần thiết đối với những người có yếu tố nguy cơ tim mạch. Trong khi đó, ở nước ta có những vị thuốc có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng dự phòng, phục hồi tổn thương NMCT được sử dụng nhiều nhưng chỉ theo kinh nghiệm mà chưa có nhiều nghiên cứu một cách hệ thống để chứng minh tác dụng. Do đó, việc tìm kiếm và nghiên cứu những thuốc có tác dụng dự phòng và phục hồi tổn thương NMCT từ nguồn dược liệu với hiệu quả cao, ít độc, chi phí thấp là một vấn đề cấp thiết có giá trị khoa học và thực tiễn. Chế phẩm TD.MV có hai thành phần chính gồm thủy điệt (Hirudo medicinalis), cao đậu tương lên men (Glycine max (L.) Merr). Trên thế giới đã có những nghiên cứu về hiệu quả cũng như tác dụng riêng lẻ của từng vị thuốc như: nghiên cứu đánh giá khả năng kháng thrombin của chất ức chế tryptase có nguồn gốc từ đỉa của Campos I.T. và cộng sự (2004), nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng hirudin đường uống của Cen X và cộng sự (2006)6,7. Đối với nattokinase: nghiên cứu về khả năng tăng cường giải phóng chất hoạt quá plasminogen mô từ các tế bào của người của Nattokinase (thành phần chính của cao đậu tương lên men) của Yatagai C và cộng sự (2008), các nghiên cứu đánh giá tác dụng chống đông nattokinase đường uống trong điều trị bệnh lý tim mạch của Yunqi Weng và cộng sự (2017), Hongjie Chen và cộng sự (2018)8,9. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự kết hợp cả hai loại dược liệu thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Vì vậy, để đánh giá độc tính và tác dụng trên mô hình NMCT một cách hệ thống và khoa học làm tiền đề cho ứng dụng trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính và tác dụng của viên nang cứng TD.MV trên mô hình nhồi máu cơ tim thực nghiệm” với 2 mục tiêu: 1. Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nang cứng TD.MV trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng phục hồi tổn thương NMCT của viên nang cứng TD.MV trên mô hình gây nhồi máu cơ tim thực nghiệm.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1265
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0196.pdf
  Restricted Access
2.96 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.