Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1262
Title: CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI SAU XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019
Authors: HÀ THỊ, MẾN
Advisor: TS. NGUYỄN KIM, CƯƠNG
Keywords: Cao học điều dưỡng;8720301
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính phổ biến, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới. UTP đang trở thành mối lo ngại đe dọa sức khỏe, sự phát triển của toàn cầu. Theo ghi nhận của Globocan năm 2018,UTP là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất, chiếm 11.6% trong tổng số các trường hợp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư, chiếm 18,4% số ca tử vong 1. Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do ung thư đứng hàng 49/184 quốc gia. Theo báo cáo Globocan 2018, Việt Nam cả nước có khoảng 164.671 ca ung thư mới trong đó UTP chiếm 23.667 ca, chiếm tỷ lệ 14,4% người mắc các bệnh về ung thư 1. Chăm sóc, điều trị cho người bệnh UTP là một quá trình đòi hỏi người bệnh và gia đình có sự kiên trì, niềm tin và nỗ lực rất lớn cả về vật chất và tinh thần. Việc phát hiện, chẩn đoán đúng và điều trị các triệu chứng thực thể và tâm lý cũng như hỗ trợ tâm linh ở những người bệnh bị đe dọa tính mạng không những giúp cho việc tuân thủ điều trị trong phác đồ điều trị triệt căn, mà còn nâng cao CLCS cũng như kéo dài thời gian sống thêm cho họ. Các can thiệp chăm sóc sức khỏe hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện sức khỏe và CLCS cho người bệnh, vì vậy đánh giá CLCS để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị hay can thiệp chăm sóc giảm nhẹ là một nhu cầu tất yếu. Với những người bệnh UTP sử dụng phương pháp hóa xạ trị thường gặp một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, huyết học, mệt mỏi, đau họng, khó nuốt, ho, rụng tóc, tức ngực, sốt, lạnh run và viêm da vùng xạ trị. Xạ trị còn ảnh hưởng đến một số cơ quan lân cận như viêm phổi, viêm xơ phổi, viêm thực quản, tác dụng trên tim và tủy sống. Điều này có thể làm CLCS của người bệnh bị suy giảm rất nhiều. Cho đến nay, trên thế giới đã có các nghiên cứu về CLCS của người bệnh UTP nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tập trung tới khía cạnh hiệu quả điều trị của thuốc và các kỹ thuật điều trị và CLCS của NB UTP nói chung 2. Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về CLCS của người bệnh ung thư nói chung và người bệnh UTP nói riêng, đặc biệt các nghiên cứu đánh giá CLCS người bệnh UTP sau xạ trị. Việc nghiên cứu về CLCS của người bệnh UTP sau xạ trị sẽ đem lại một góc nhìn toàn diện về CLCS của người bệnh bị UTP sau xạ trị. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, dịch vụ chăm sóc, điều trị, và đào tạo cho nhân viên y tế đồng thời xây dựng những giải pháp hỗ trợ tinh thần và tâm lý cho người bệnh. Cho đến nay bệnh viện Phổi trung ương chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của người bệnh ung thư phổi sau xạ trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi sau xạ trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi sau xạ trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1262
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0194.pdf
  Restricted Access
2.06 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.