Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1258
Title: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ROBOT HỖ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: LÊ QUANG, DƯ
Advisor: TS. Phạm Duy, Hiền
Keywords: Ngoại khoa;8720104
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh (PĐTBS) hay bệnh Hirschsprung là một dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa, đặc trưng bởi tắc ruột hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, gặp với tỉ lệ khoảng 1/5000 trẻ mới sinh ở Hoa Kỳ và Châu Âu 1, 2, 3. Thống kê tại Viện nhi trong 10 năm (1981-1990) đã có 1751 trẻ em bị bệnh này được phẫu thuật, chiếm hàng đầu trong các bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em 4. Chẩn đoán bệnh PĐTBS thường không khó trừ thể vô hạch cực ngắn và vô hạch toàn bộ đại tràng. Các dấu hiệu và triệu chứng PĐTBS thay đổi tùy theo từng mức độ khác nhau của bệnh. Thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng đôi khi chúng không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn lên. Dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ sơ sinh không đi tiêu trong vòng 48 giờ sau khi sinh, ngoài ra có thể gặp bụng chướng to, đầy hơi, nôn dịch màu xanh lá cây hoặc nâu. ở trẻ lớn thường gặp khó tăng cân, chậm phát triển thể chất do giảm khả năng hấp thu, bụng chướng, táo bón mạn tính. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân (BN) có thể chết vì biến chứng như viêm ruột, tắc ruột 5. Phẫu thuật điều trị PĐTBS đã có nhiều tiến bộ đáng kể từ phẫu thuật nhiều lần trước đây thì hiện nay BN được phẫu thuật một lần. Đồng thời, các phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như phẫu thuật qua hậu môn, phẫu thuật nội soi (PTNS) thực sự là cuộc cách mạng về điều trị PĐTBS trong hơn chục năm trở lại đây và được phần lớn các phẫu thuật viên nhi khoa ưa chuộng 6–8. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phẫu thuật nội soi robot (PTNSRB) đã được ứng dụng trong các phẫu thuật ở người lớn cũng như trẻ em 9. Với những ưu điểm của PTNSRB như khớp quay Robot linh hoạt, quay 540 độ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho phẫu tích và đặc biệt làm các miệng nối ở vị trí sâu, hình ảnh 3D tái hiện lại phẫu trường hoàn hảo như khi mổ mở, tư thế mổ thoải mái cho phẫu thuật viên cũng như người phụ. Năm 2001, Meininger lần đầu tiên đã tạo van chống luồng trào ngược dạ dày thực quản bằng PTNSRB ở trẻ em 10, và PTNSRB cũng được ứng dụng trong điều trị bệnh PĐTBS ở trẻ em năm 2011 bởi Hebra 11. Cho đến nay mới có 4 báo cáo về ứng dụng PTNSRB điều trị PĐTBS với các ca bệnh đơn lẻ hoặc loạt ca bệnh với các đánh giá về tính khả thi của PTNSRB và kết quả sớm về chức năng đại tiện sau phẫu thuật 11–14. Tại Việt Nam, PTNSRB lần đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện Nhi năm 2014 với một số bệnh ở trẻ em trong đó có bệnh PĐTBS với kết quả ban đầu tốt với tỉ lệ thành công 100%, không có BN nào phải chuyển mổ mở, chức năng đại tiện rất tốt và tốt sau mổ chiếm 63,3% 15. Để có một đánh giá về tính khả thi, hiệu quả của ứng dụng PTNSRB hỗ trợ điều trị bệnh PĐTBS, chúng tôi tiến hành đề tài "Đánh giá ứng dụng điều trị bệnh PĐTBS bằng PTNSRB hỗ trợ tại bệnh viện Nhi Trung Ương" nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét chỉ định và kỹ thuật PTNSRB điều trị bệnh PĐTBS. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh PĐTBS bằng phẫu thuật nọi soi Robot hỗ trợ tại bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 3 năm 2018.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1258
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0190.pdf
  Restricted Access
1.59 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.