Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1253
Title: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁC LIỀU PHENYLEPHRIN TRUYỀN TĨNH MẠCH LIÊN TỤC DỰ PHÒNG TỤT HUYẾT ÁP TRONG GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI
Authors: ĐỖ VĂN, LÂM
Advisor: TS. Trần Văn, Cường
Keywords: Gây mê hồi sức;8720102
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Mổ lấy thai là một phương pháp phẫu thuật giúp giải quyết được những trường hợp có nguy cơ cho mẹ và thai khi sinh thường. Tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ qua1 và gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm chủ yếu được các bác sĩ Gây Mê Hồi Sức lựa chọn, chiếm 95% các ca mổ lấy thai ở Việt Nam cũng như trên thế giới.2 Do Gây tê tủy sống được chứng minh là một phương pháp vô cảm an toàn, đáng tin cậy và nhanh chóng để mổ lấy thai,3 giảm nguy cơ nhiễm độc thuốc toàn thân, tránh các rủi ro liên quan trong quá trình gây mê toàn thân như đặt nội khí quản khó, dạ dày đầy, giảm tỷ lệ tử vong của mẹ và kết quả sơ sinh tốt hơn. Tuy nhiên biến chứng tụt huyết áp do gây tê tủy sống là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất với tỷ lệ hơn 80% nếu các biện pháp dự phòng tụt HA không được áp dụng,4,5 góp phần đáng kể vào kết quả bất lợi của mẹ như buồn nôn, nôn, chóng mặt và thậm chí là trụy tim mạch. Ngoài ra, có 81% các sản phụ tụt huyết áp trước khi lấy thai làm tưới máu nhau thai bị tổn thương làm tăng nguy cơ nhiễm toan thai nhi, thiếu oxy và thậm chí tổn thương thần kinh sau sinh.3,6–8 Nhiều phương pháp dự phòng tụt huyết áp do gây tê tủy sống đã được áp dụng như: Truyền dịch tinh thể hoặc dịch keo trước khi gây tê và trong mổ4, cho sản phụ nằm nghiêng trái hoặc kê gối dưới mông tránh chèn ép vào tĩnh mạch chủ, nhưng dùng thuốc co mạch vẫn là nền tảng trong việc khôi phục lại huyết áp động mạch và giảm thiểu các tác dụng bất lợi tác động trên mẹ và thai nhi.7,9 Phenylephrin là thuốc co mạch, tác dụng ưu tiên trên thụ thể α1 giao cảm nên không gây tăng nhịp tim như ephedrin.8 Phenylephrine có thể thích hợp hơn bởi cải thiện tình trạng acid và base thai ở sản phụ mang thai không biến chứng.7,10,11 Noradrenalin hiệu quả tương tự phenylephrine nhưng tính an toàn và hiệu quả của noradrenalin cần có nhiều bằng chứng nghiên cứu hơn.12,13 Trên thế giới, các nghiên cứu truyền liên tục phenylephrine dự phòng tụt huyết áp do GTTS để mổ lấy thai của một số tác giả với các liều theo cân nặng khác nhau: Kuhn(2016) truyền TM 0,25μg/kg/ph;14 Siddik-Sayyid (2014), Truyền TM 0,75μg/kg/phút;15 Mwaura (2014), Truyền TM 0,5μg/kg/phút16 đều cho thấy có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ tụt HA và giảm các tác dụng không mong muốn trên mẹ và thai so với các phương pháp khác. Neves (2010) so sánh các liều phenylephrin truyền tĩnh mạch với các liều cố định 25μg/ph, 50μg/ph, 75μg/ph, 100μg/ph, đã đưa ra kết luận truyền tĩnh mạch với liều 25μg/ph, 50μg/ph có hiệu quả trong dự phòng tụt HA trong GTTS để mổ lấy thai.17 Nhưng chưa nhận thấy có nghiên cứu nào so sánh giữa các liều truyền phenylephrin theo cân nặng. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng các liều phenylephrin truyền tĩnh mạch liên tục dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai” với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả dự phòng tụt huyết áp của phenylephrin truyền tĩnh mạch liên tục với các liều 0,25μg/kg/phút, 0,5μg/kg/phút hoặc 0,75μg/kg/phút trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. 2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn trên mẹ và con khi truyền tĩnh mạch liên tục phenylephrin với các liều 0,25μg/kg/phút, 0,5μg/kg/phút và 0,75μg/kg/phút trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1253
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0185.pdf
  Restricted Access
2.58 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.