Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1250
Title: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ LỌC MÁU THÔNG QUA CHỈ SỐ KT/V TRÊN MÁY THẬN NHÂN TẠO Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI KHOA THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: TRẦN THỊ, TUYẾT
Advisor: TS. NGUYỄN HỮU, DŨNG
Keywords: Nội khoa;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Thận nhân tạo ra đời từ giữa thế kỉ 19 (1861) đến nay có lịch sử hơn 150 năm. Đây là phương thức điều trị thay thế chức năng một cơ quan của cơ thể có tính chất nhân tạo đầu tiên trong y học, là cơ sở để mở đường cho các điều trị nhân tạo và ghép tạng sau này1. Theo hệ thống dữ liệu về Thận học của Hoa Kỳ năm 2017 cho thấy: Đài Loan dẫn đầu tỷ lệ mắc STMGĐC hằng năm là 476 / 1 triệu người, tiếp theo là Thái Lan 338 / 1 triệu người, tỉ lệ bệnh STMGĐC của Đài Loan là 3317 / 1 triệu người.2 Tại Việt Nam có khoảng 30.000 bệnh nhân lọc máu, chiếm khoảng 0,031% dân số.3 Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ngày càng nhiều, nên nhu cầu điều trị thay thế thận ngày càng tăng trong những năm tới. Trong đó, thận nhân tạo là một trong những phương pháp lọc máu ngoài thận được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả cao.1,4 Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị có chi phí ngân sách lớn nên các trung tâm thận nhân tạo trên cả nước đều phải tái sử dụng màng lọc. Tỉ lệ tử vong cao khi Kt/V thấp dưới 0,8 và tỉ lệ tử vong giảm dần khi Kt/V tăng dần từ 0,9 đến 1,5.5 Để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ nên việc đánh giá hiệu quả lọc máu rất quan trọng.. Hiện nay, các nhà thận học vẫn dựa vào các chỉ số Kt/V và URR để đánh giá hiệu quả lọc máu vì các thông số này vẫn có giá trị và dễ vận dụng. Kt/V (K: Clearance; t: Time; V: Volume) là chỉ số so sánh giữa lượng máu được lọc sạch Ure và thể tích phân bố của Ure trong cơ thể. URR(Ure Reduction Ratio) là tỉ lệ hạ Ure máu của buổi lọc.1,4–6 Khoa học kĩ thuật phát triển chuyên sâu đến từng chuyên nghành, bác sĩ điều trị không chỉ đánh giá hiệu quả lọc máu trên lâm sàng và kết quả cận lâm sàng mà còn có thể đánh giá hiệu quả lọc máu trực tuyến trên máy thận nhân tạo thông qua chỉ số Kt/V (Online Clearance Monitoring : OCM) được thực hiện bằng phương pháp đo độ dẫn điện, phương pháp này không phải lấy máu xét nghiệm, tiết kiệm chi phí đáng kể cho bệnh nhân và phản ánh hiệu quả lọc máu tức thì. Trên thế giới cũng có nhiều đề tài nghiên cứu hiệu quả lọc máu thông qua chỉ số Kt/V (OCM), nổi bật nhất là đề tài của tác giả Guilherme Breitsameter (2012) chỉ ra rằng Kt/V (OCM) là một công cụ thiết thực sử dụng hằng ngày giúp các nhà lâm sàng tính đủ liều lọc máu để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, nhưng các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân vẫn là mục tiêu điều trị cuối cùng.7 Ở Việt Nam đa số các nghiên cứu đánh giá hiệu quả lọc máu thông qua các chỉ số Kt/V tính theo công thức Daugirdas hoặc công thức Lowrie mà có ít các đề tài nghiên cứu hiệu quả lọc máu thông qua chỉ số Kt/V trực tuyến trên máy thận. Xuất phát từ những thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả lọc máu thông qua chỉ số Kt /V trên máy thận nhân tạo ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả lọc máu thông qua chỉ số Kt/V (OCM) trên máy thận nhân tạo. 2. Mô tả mối liên quan chỉ số Kt/V (OCM) trên máy thận ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ so với các yếu tố khác.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1250
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0182.pdf
  Restricted Access
2.54 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.