Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1243
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ EM BẰNG AN THẦN KINH
Authors: LÊ THU, PHƯƠNG
Advisor: NGUYỄN THỊ THANH, MAI
Keywords: Nhi - Thần kinh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Rối loạn tic là những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh, đột ngột, tái diễn, không nhịp điệu, thường bao gồm những nhóm cơ hạn chế (rối loạn tic vận động) hoặc sự phát âm đột ngột (rối loạn tic âm thanh) không có mục đích rõ ràng. Rối loạn tic có thể biểu hiện đơn giản (simple) hoặc phức tạp (complex), thoáng qua hoặc mạn tính, là những rối loạn tâm thần kinh, điển hình khởi phát ở trẻ em (<18 tuổi).1 Các rối loạn tic được cảm nhận như không thể cưỡng lại được nhưng có thể dừng lại trong những khoảng thời gian khác nhau, đặc biệt khi có nhu cầu bên ngoài tác động hoặc khi nỗ lực tập trung tham gia vào một nhiệm vụ hoặc hoạt động khác, nên tic thường được cho là sự cố ý hoặc những thói quen có thể dễ dàng dừng lại.2 Rối loạn tic chịu tác động của một số yếu tố tâm lý, giảm và mất đi khi ngủ. Rối loạn tic gây ra những ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, học tập và sinh hoạt của BN, khiến trẻ suy giảm hoạt động thường nhật và phải trải qua những căng thẳng tâm lý trong việc kiểm soát sức khỏe.3 Theo những nghiên cứu trên thế giới, rối loạn tic các loại (gồm cả nhất thời, mạn tính và hội chứng Tourette) gặp khá phổ biến ở trẻ em, dao động khoảng 20% và còn nhiều trẻ không được đánh giá và chẩn đoán.4 Trong đó, tỷ lệ rối loạn tic mạn tính chiếm khoảng 6,63% trẻ em.4,5 Tuổi khởi phát bệnh trung bình của rối loạn tic là 7 tuổi.6 Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của rối loạn tic có đỉnh điểm khoảng 9 đến 12 tuổi, sau đó giảm tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi.7 Trong vài thập niên trở lại đây, có nhiều công trình nghiên cứu về rối loạn tic. Các tác giả đã nêu ra những giả thuyết khác nhau về bệnh nguyên, bệnh sinh của rối loạn tic và tiến hành nhiều nghiên cứu về dịch tễ, di truyền, đánh giá và điều trị rối loạn tic.2 Các phương pháp điều trị đã được nghiên cứu và thảo luận bao gồm can thiệp hành vi và dùng thuốc được cân nhắc cho các rối loạn tic mạn tính từ trung bình đến nặng hoặc khi xuất hiện các hành vi tâm thần phối hợp. Kích thích não sâu, chế độ ăn bổ sung theo kinh nghiệm không được khuyến cáo.7,8,9 Ở Việt Nam, đã từ lâu rối loạn tic đã được quan tâm chẩn đoán và điều trị với Haloperidol là lựa chọn hàng đầu. Nhưng trong 1 thập kỷ gần đây khi các an thần kinh (ATK) thế hệ mới có mặt, thay đổi lựa chọn thuốc trong điều trị rối loạn tic đã đưa đến sự cải thiện rõ rệt về kết quả điều trị rối loạn này. Tuy nhiên, tại bệnh viện Trẻ em, mới chỉ có một vài báo cáo lâm sàng ngắn gọn và một nghiên cứu về “Đặc điểm lâm sàng của rối loạn tic” của Quách Thúy Minh thực hiện năm 1998.10 Thực tế, nhiều trẻ bị rối loạn tic còn bị bỏ qua chẩn đoán và điều trị hoặc nhầm lẫn trong chẩn đoán dẫn đến điều trị sai, do đó gây trở ngại tới nhận thức, hành vi, cảm xúc…và ảnh hưởng tới khả năng thích nghi xã hội. Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần nhận dạng lâm sàng rối loạn tic, bước đầu áp dụng thang đo mức độ ảnh hưởng của rối loạn tic trong đánh giá kết quả điều trị, giúp cho các bác sỹ chuyên khoa Nhi và tâm thần Nhi chẩn đoán và điều trị hiệu quả rối loạn tic. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tic ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em 2. Nhận xét kết quả điều trị rối loạn tic bằng Haloperidol hoặc Risperidone
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1243
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0206.pdf
  Restricted Access
1.77 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.