Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1237
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS. TS. ĐỖ ĐÀO, VŨ-
dc.contributor.authorLÊ, DUY-
dc.date.accessioned2021-11-02T04:10:23Z-
dc.date.available2021-11-02T04:10:23Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1237-
dc.description.abstractThở máy còn gọi là thông khí nhân tạo hay thông khí cơ học bằng máy, được sử dụng để hỗ trợ hoặc thay thế khi thông khí tự nhiên không còn đảm bảo chức năng. Đây là một trong những phương thức không thể thiếu trong chăm sóc, điều trị người bệnh có suy hô hấp, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là ở các đơn vị Hồi sức tích cực1. Theo nghiên cứu của Yu-Chih Chen và cộng sự 2009, khoảng 80% người bệnh ở các đơn vị Hồi sức tích cực tại Đài Loan phải đặt nội khí quản và thở máy2. Ở Hoa Kỳ, năm 2006 có tới 800,000 người bệnh nhập viện phải thở máy3. Một nghiên cứu khác với 226,942 người bệnh ở 97 đơn vị Hồi sức tích cực từ 2005-2007 cho thấy tỷ lệ người bệnh thở máy ở bất kỳ thời điểm nào chiếm từ 24.3% đến 54.7%4. Tuy nhiên, thông khí nhân tạo bằng máy cũng có nhiều nguy cơ và biến chứng đi kèm như viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP), hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, tắc mạch phổi, xẹp phổi và phù phổi cấp, trong đó VAP là biến chứng thường gặp nhất 5, 6. Thở máy kéo dài còn làm chậm tiến trình phục hồi người bệnh, làm suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng nhận thức, phát sinh các vấn đề rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm7, 8. Do vậy, việc sử dụng các biện pháp phục hồi chức năng cùng với điều trị nội khoa sẽ rút ngắn thời gian thở máy, phòng ngừa tối đa các biến chứng trong quá trình điều trị, giúp giảm chi phí điều trị, chăm sóc người bệnh tại các đơn vị Cấp cứu, Hồi sức tích cực. Trên thế giới, phục hồi chức năng hô hấp sớm, thường quy, cho người bệnh thở máy tại các đơn vị Cấp cứu, Hồi sức tích cực đã được thực hiện từ giữa thế kỷ XX giúp cải thiện chức năng hô hấp, rút ngắn thời gian thở máy, giảm tỷ lệ VAP và tăng tỷ lệ sống sót, từ đó giảm chi phí điều trị 2, 9. Ở Việt Nam, phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh thở máy vẫn còn ít được quan tâm, đánh giá chưa đúng mức. Thực tiễn lâm sàng tại một số đơn vị hồi sức tích cực đã cho thấy vai trò quan trọng trong phối hợp điều trị người bệnh thở máy nhân tạo góp phần nâng cao hiệu quả và giảm chi phí điều trị. Theo khảo sát của chúng tôi, chưa có nghiên cứu, bài báo liên quan nào được công bố trong nước. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh thở máy tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu là cần thiết: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh thở máy tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh thở máy tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐHYvi_VN
dc.subjectPhục hồi chức năngvi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0180.pdf
  Restricted Access
2.11 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.