Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1233
Title: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN IV
Authors: ĐỖ CÔNG, HUÂN
Advisor: PGS.TS. NGUYỄN, QUANG
Keywords: Nội khoa;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Bệnh thận mạn tính là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2016, tỉ lệ hiện mắc của bệnh thận mạn tính ở các nước trong khối liên minh châu Âu thay đổi từ 3,31% ở Na Uy đến 17,3% ở Đức.1 Ở Trung Quốc tỉ lệ này là 10,3%.2 Tuy có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng nhìn chung tỉ lệ bệnh thận mạn tính còn ở mức cao. Đi cùng với đó là gánh nặng về kinh tế và xã hội. Theo báo cáo thường niên từ Hệ thống dữ liệu bệnh thận Hoa Kỳ, chi phí cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn ước tính khoảng 20162 đô la Mỹ một người một năm.3 Cùng với sự phát triển của y học, bệnh thận mạn tính và chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Theo một nghiên cứu của Zhang L và cộng sự năm 2012 tại Trung Quốc, tỉ lệ nam giới mắc bệnh thận mạn tính là 8,7%.2 Một trong số những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nam giới là tình trạng rối loạn cương dương. Rối loạn cương dương được định nghĩa là tình trạng bệnh lí biểu hiện dương vật không cương cứng để tiến hành giao hợp hoặc không đủ cương cứng để đưa vào âm đạo tiến hành giao hợp hoặc dương vật cương cứng trong thời gian rất ngắn, có thể đưa vào âm đạo nhưng sau đó mềm dần và xìu hẳn trong âm đạo, cuộc giao hợp hoàn toàn không được thực hiện trọn vẹn. Tuy không phải là một biến chứng nặng nề hay đe dọa tính mạng, nhưng cùng với sự tiến triển của bệnh, sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ dần dần giảm xuống. Bệnh nhân luôn cảm thấy mặc cảm và tự ti trong chuyện chăn gối. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lí thần kinh, tâm thần khác. Theo nghiên cứu của Albaaj năm 2006, tỉ lệ bệnh nhân nam giới mắc bệnh thận mạn có biểu hiện rối loạn cương dương lên đến 76,5%.4 Theo Saglimbene V và cộng sự, tỉ lệ này trên đối tượng đã lọc máu chu kì là 70%.5 Trong nghiên cứu của mình, Mesquita nhận thấy tỉ lệ rối loạn cương dương ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn III, IV, IV tương ứng là 72,3%, 81,5% và 85,7%.6 Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tình trạng rối loạn cương dương trên nhóm bệnh nhân này. Cụ thể, theo nghiên cứu của Đồng Thế Uy, tỉ lệ rối lọan cương dương ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối điều trị lọc màng bụng liên tục là 91,2%.7 Theo Lê Việt Thắng và Đặng Thu Thanh nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân đã lọc máu chu kì, tỉ lệ này là 78,3%.8 Tuy nhiên đa số các nghiên cứu đều thực hiện trên bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đang điều trị bảo tồn hoặc đã điều trị thay thế, có rất ít nghiên cứu đánh giá trên đối tượng suy thận mạn giai đoạn sớm. Để có thêm cái nhìn tổng quan về tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính, giúp bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán, điều trị sớm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn IV”. Đề tài được tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đánh giá đặc điểm rối loạn cương dương ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn IV tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn IV.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1233
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0176.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.