Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1231
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊVIÊM MŨI DỊ ỨNG THỂ PHONG HÀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ
Authors: VŨ THỊ, NHI
Advisor: TS. NGUYỄN THỊ THU, HIỀN
PGS. TS. LÊ THÀNH, XUÂN
Keywords: Y học cổ truyền;8720115
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh dị ứng đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm qua làm ảnh hưởng tới khoảng 500 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới. Trong đó, viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là dạng bệnh thường gặp nhất. Bệnh được biết tới tại Anh vào năm 1819 dưới tên bệnh sốt mùa bởi J.Bostock1–3. Báo cáo khảo sát tại Mỹ năm 2003, ghi nhận VMDƯ ảnh hưởng tới 60 triệu người mỗi năm, với tỷ lệ mắc là 10-30% ở người lớn và 40% ở trẻ em4. Chi phí hàng năm cho VMDƯ ước tính từ 2-5 tỷ đô la Mỹ 5–7. Gần đây nhất, năm 2008 trong một nghiên cứu khảo sát từ 4 vùng địa lý khác nhau gồm châu Á, châu Âu, Châu Mỹ, châu Phi của hiệp hội Mũi của Ý cho biết tỷ lệ mắc VMDƯ được báo cáo là 15- 25% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc VMDƯ chiếm từ 10-20 % dân số. Số mắc mới tăng mạnh trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa và sự ô nhiễm môi trường. Tại bệnh viện tai mũi họng trung ương thường xuyên có khoảng 32% bệnh nhân VMDƯ tới khám trong tổng số bệnh nhân khám bệnh8. VMDƯ có liên quan tới yếu tố di truyền và môi sinh nên bệnh thường khởi phát sớm, điều trị dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuốc sống của người bệnh. Với những tiến bộ y khoa hiện đại đã tìm ra phương thức điều trị đặc hiệu điều trị VMDƯ đó là phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu. Tuy nhiên, do thời gian điều trị kéo dài bệnh nhân khó tuân thủ phác đồ, chi phí điều trị cao chưa thể thực hiện rộng rãi2. Người bệnh chủ yếu vẫn sử dụng các phương pháp điều trị để giảm nhẹ triệu chứng. Nhưng các thuốc này lại có nhiều tác dụng không mong muốn và triệu chứng tái phát sau khi dùng thuốc. Do vậy, điều trị VMDƯ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, VMDƯ sớm đã được những ghi chép cụ thể về các thể bệnh lâm sàng cũng như các phương pháp điều trị. YHCT chia VMDƯ thành các thể hư chứng và thực chứng. Trong đó, các thể hư chứng bệnh được biểu hiện như tình trạng mạn tính, triệu chứng tái diễn hàng ngày nhưng ở mức độ nhẹ và thông thường bệnh nhân VMDƯ sẽ chấp nhận sống chung với bệnh hoặc dùng thuốc theo kinh nghiệm. Ngươc lại, thể thực chứng “phong hàn” nguyên nhân do gặp gió gặp lạnh gây ra các triệu chứng bệnh rầm rộ tương ứng đợt cấp của VMDƯ gây nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cần sự hỗ trợ của bác sỹ. Về điều trị, YHCT có nhiều phương pháp bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong các phương pháp không dùng thuốc được kế thừa và phát triển đến nay, cấy chỉ được cho là hiệu quả và có nhiều mặt lợi ích cho người bệnh. Đã có một số tác giả nghiên cứu tác dụng của cấy chỉ trên VMDƯ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả trong sự phối hợp giữa cấy chỉ và thuốc tây y điều trị VMDƯ. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng thể phong hàn bằng phương pháp cấy chỉ” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng thể phong hàn bằng phương pháp cấy chỉ. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp thực hiện.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1231
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0174.pdf
  Restricted Access
2.24 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.