Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1227
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CÁC THAI PHỤ CÓ HUYẾT SẮC TỐ ≤ 100 G/L
Authors: DƯƠNG VĂN, VŨ
Advisor: PGS. TS. PHẠM THỊ THANH, HIỀN
Keywords: Sản Phụ khoa;8720105
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Thiếu máu ở phụ nữ có thai là một trong những vấn đề sức khỏe được quan tâm toàn cầu đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2011, trên thế giới có 38% tương đương 32,4 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu. Trong đó, các nước công nghiệp phát triển chiếm tỷ lệ 18%, các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ từ 35-75%.1 Thiếu máu ở phụ nữ có thai là vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ có thai tại Việt Nam bị thiếu máu.2 Trong thời kỳ mang thai, sự hình thành và phát triển của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của mẹ. Thai nhi được nuôi dưỡng bởi sự cung cấp máu từ tuần hoàn mẹ tới bánh rau và thai. Tuần hoàn máu mẹ quyết định sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuần hoàn máu mẹ đầy đủ sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai, ngược lại nếu mẹ bị thiếu máu trong giai đoạn mang thai sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai.3 Thiếu máu khi có thai đặc biệt thiếu máu mức độ vừa và nặng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ, tăng tỷ lệ tai biến trong quá trình mang thai (sảy thai, thai lưu, đẻ non), trong đẻ (đẻ khó, mổ đẻ, choáng trong cuộc đẻ, tử vong)4 và sau đẻ (băng huyết, nhiễm khuẩn hậu sản, sót rau, chậm phục hồi sức khỏe của sản phụ sau đẻ). Với thai nhi, tình trạng thiếu máu của mẹ trong thời kỳ có thai làm tăng nguy cơ thai nhi kém phát triển, giảm cân nặng sơ sinh, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ sau này.5,6,7 Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện về thiếu máu máu ở phụ nữ có thai cho thấy thiếu máu thiếu sắt chiếm đa số, khoảng 75% các trường hợp thiếu máu khi có thai.2 Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là phụ nữ có thai mức độ thiếu máu vừa và nặng hay huyết sắc tố ≤ 100 g/L. Sự hiểu biết các khía cạnh của vấn đề thiếu máu cũng như tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu sẽ giúp nâng cao kiến thức, thái độ thực hành, hạn chế được các biến chứng và đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các thai phụ có huyết sắc tố ≤ 100 g/l” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các thai phụ có huyết sắc tố ≤ 100 g/l tại Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2019 - 2020. 2. Tìm hiểu một số nguyên nhân hay gặp ở nhóm thai phụ trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1227
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0169.pdf
  Restricted Access
1.63 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.