Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1217
Title: ỨNG DỤNG SIÊU ÂM PHỔI TRONG CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẠI PHỔI GÂY SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH
Authors: TRỊNH THỊ, THUẦN
Advisor: NGUYỄN THỊ QUỲNH, NGA
Keywords: Nhi Sơ sinh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Suy hô hấp (SHH) cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nguyên nhân nằm viện kéo dài ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng. Năm 2007, tỉ lệ tử vong sơ sinh ở các nước có thu nhập thấp là 5,7%, trong đó suy hô hấp là nguyên nhân hay gặp nhất.1 Bệnh phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong trong trường hợp nặng. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là khoảng 11% và tỷ lệ này có thể lên tới 32% ở Trung Quốc.2,3 Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Kiều Nhi và cộng sự (CS) nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non tháng là 67,4%, trong đó tử vong do suy hô hấp cấp chiếm 12,5%.4 Suy hô hấp do nhiều nguyên nhân tại phổi và ngoài phổi như: bệnh màng trong, hội chứng hít phân su, viêm phổi, đẻ non, tim bẩm sinh, cơn khó thở nhanh thoáng qua, ngạt ….5,6,7 Xác định chính xác nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh rất quan trọng, góp phần quyết định đến việc xử trí cấp cứu, điều trị và tiên lượng của bệnh nhân. Theo truyền thống, Xquang phổi (XQP) được coi là phương thức hình ảnh có giá trị nhất để chẩn đoán bệnh phổi, nhưng không thể tránh khỏi gây tổn thương phóng xạ cho bệnh nhân. Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm phóng xạ vì có các tế bào phân chia nhanh chóng mà không thể sửa chữa DNA bị đột biến. Theo một nghiên cứu, nguy cơ gây ung thư ở trẻ sơ sinh nhận được một liều phóng xạ nhỏ cao gấp 2 lần, 3 lần so với dân số trung bình và cao gấp 6 lần 9 lần so với nguy cơ phơi nhiễm của bệnh nhân 60 tuổi.8 Các phương tiện cao cấp như CT scan, MRI thì chi phí cao, mất nhiều thời gian và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được trong hồi sức cấp cứu. Từ năm 1989, bác sĩ Lichtenstein D (khi đó còn là bác sĩ nội trú tại khoa ICU bệnh viện François Jardin) đã bắt đầu nghiên cứu về siêu âm tại giường để đánh giá toàn bộ cơ thể trên những bệnh nhân nằm hồi sức, đặc biệt là siêu âm phổi. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng siêu âm phổi là một kỹ thuật chính xác và đáng tin cậy để chẩn đoán bệnh phổi ở trẻ sơ sinh.9,10,11 Các ưu điểm khác của siêu âm phổi bao gồm: không ion hóa, dễ vận hành, thời gian cho kết quả ngắn, có thể thực hiện nhiều lần trên bệnh nhân và hình ảnh được thực hiện trong thời gian thực, do đó siêu âm phổi trở thành một công cụ tiềm năng được sử dụng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Hội nghị đồng thuận giữa nhóm hồi sức của hiệp hội các bác sĩ lồng ngực Hoa Kỳ và hội hồi sức Pháp đã khuyến cáo siêu âm phải là phần bắt buộc trong các chương trình đào tạo bác sĩ hồi sức cấp cứu, đặc biệt là siêu âm phổi.12 Tại khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh bệnh viện Nhi Trung Ương, các bác sĩ đã được đào tạo về siêu âm phổi. Vì vậy với mong muốn giảm bớt thời gian chờ đợi kết quả chẩn đoán hình ảnh, giảm thiểu số lần thực hiện chụp Xquang phổi, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng siêu âm phổi trong chẩn đoán một số nguyên nhân tại phổi gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh” với hai mục tiêu sau: 1. Ứng dụng của siêu âm phổi trong chẩn đoán một số nguyên nhân tại phổi gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Mô tả hình ảnh trên siêu âm theo nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1217
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0202.pdf
  Restricted Access
1.86 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.