Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1208
Title: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng bạch cầu ái toan máu
Authors: LÊ ĐĂNG, ĐỊNH
Advisor: TS NGUYỄN THU, HÀ
Keywords: Lao và bệnh phổi;8720109
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và tắc nghẽn đường thở nặng dần lên do các bất thường đường thở và/hoặc phế nang liên quan tới phơi nhiễm với bụi và khí độc hại 1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và nay vẫn đang là một thách thức lớn về sức khỏe đối với y học toàn cầu vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế. Theo TCYTTG (World Health Organization – WHO), Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tử vong trên thế giới nhưng được dự đoán là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong vào năm 2020, chiếm 6% nguyên nhân tử vong trên toàn cầu 2. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những đối tượng trên 40 tuổi là 4,2% 3. Tại Khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán COPD lúc ra viện chiếm 25,1%, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi 4 và chiếm tới 32,6% nguyên nhân tử vong tại khoa Hồi sức cấp cứu 5. Năm 2010 ước tính chi phí dành cho BPTNMT trên toàn cầu vào khoảng 2,1 nghìn tỷ USD, một nửa trong số đó xảy ra ở các nước đang phát triển 6. Nhìn tổng thể, gánh nặng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được dự đoán tăng lên vào các thập kỷ tới bởi vì tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của bệnh vẫn tiếp diễn cùng với sự già hóa dân số. Diễn biến tự nhiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là biểu hiện sự suy giảm chức năng hô hấp và hậu quả của những đợt kịch phát để lại gánh nặng trong thực hành lâm sàng. Các đợt cấp của BPTNMT có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong, mất nhanh chức năng phổi và chi phí chăm sóc sức khỏe đáng kể. Tỷ lệ tái phát đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong 30 ngày cao tới 20% ở Hoa Kỳ 7. Ở Canada, BPTNMT chiếm tỷ lệ nhập viện cao nhất và số lần tái khám cao nhất trong tất cả các bệnh mãn tính 8. Trên thế giới, nhiều tác giả khác nhau đã nghiên cứu các yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp BPTNM. Vì vậy, điều quan trọng hàng đầu là phải tìm ra một dấu ấn sinh học để có thể định hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp 9. Mặc dù phổ biến là bạch cầu trung tính, một nhóm bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có biểu hiện viêm tăng bạch cầu ái toan. Bạch cầu ái toan cũng được coi như là một biomarker có giá trị tiên lượng thời gian nằm viện cũng như tỷ lệ tử vong của bệnh nhân đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 10. Tăng bạch cầu ái toan trong đờm từ lâu có liên quan đến các đợt cấp không do nhiễm trùng 11, cũng như đáp ứng với corticosteroid toàn thân và hít (ICS) 12. Tuy nhiên, hầu hết các trung tâm y tế không có phương pháp đo bạch cầu ái toan trong đờm 13 14. Gần đây, Bafadhel và cộng sự đã chứng minh rằng số lượng bạch cầu ái toan trong máu ≥2 % số lượng bạch cầu (WBC) có thể được sử dụng như một chất thay thế cho tăng bạch cầu ái toan trong đờm. Có tới 40% bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT có số lượng bạch cầu ái toan trong máu ≥2% lúc nhập viện 11. Các nghiên cứu gần đây ủng hộ rằng những bệnh nhân này được điều trị giống như những người có bạch cầu ái toan trong đờm cao13 15, do đó đại diện cho một kiểu hình Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác với kết quả lâm sàng và đáp ứng điều trị khác biệt 16 17 18 19 20 21. Tuy nhiên tại VN chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đợt cấp BPTNMT có tăng bạch cầu ái toan máu. Vì vậy, nhằm hiểu rõ hơn về thể bệnh này sẽ là cơ sở cho các bác sỹ lâm sàng đưa ra biện pháp nhận biết, điều trị và tiên lượng, dự phòng đợt cấp BPTNMT, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và hạn chế những hậu quả do đợt cấp BPTNMT gây ra, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng bạch cầu ái toan máu’’. Với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đợt cấp BPTNMT ở bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan máu tại Bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2019. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả điều trị ở những bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1208
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0153.pdf
  Restricted Access
2.38 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.