Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1205
Title: | NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG TĂNG ENZYME GAN Ở BỆNH NHÂN BASEDOW CHƯA ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ |
Authors: | BÙI THỊ TUYẾT, MAI |
Advisor: | VŨ BÍCH, NGA |
Keywords: | Nội - Nội tiết |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Bệnh Basedow là bệnh lý nội tiết thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nữ lớn hơn nam. Trên thế giới, tỷ lệ bệnh Basedow là 0,14% 1. Ở Việt Nam Basedow chiếm khoảng 2,6% các bệnh nội khoa điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và chiếm 45,8% các bệnh nội tiết 2. Bệnh nhân thường có bướu tuyến giáp phì đại lan tỏa, lồi mắt tăng hoạt động chức năng, bài tiết quá nhiều hormon Triiodothyronin (T3) và Tetraiodthyronon (T4) quá mức so với nhu cầu của cơ thể gây ra tình trạng nhiễm độc hormon tuyến giáp với những biểu hiện lâm sàng là các dấu hiệu cường giáp thường gặp như: mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hay ra mồ hôi, run đầu chi… Bệnh Basedow được xếp vào loại bệnh có cơ chế tự miễn dịch, trong đó kháng thể kích thích tuyến giáp kích thích thụ thể TSH (TSHR) dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp và hiện tượng tăng sản lan tỏa tuyến giáp. Vai trò trung tâm của tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb) trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow đã được công nhận trong nhiều thập kỷ. Ngoài tuyến giáp, TSHR còn được thấy rộng rãi trong nhiều loại mô ngoại biên như thùy trước tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng, tinh hoàn, da, thận, hệ thống miễn dịch, tủy xương, tế bào máu ngoại biên, mô mỡ, mô hốc mắt, nguyên bào sợi và xương 3. Tuy nhiên, tầm quan trọng trong vai trò sinh lý của chúng ở nhiều trường hợp vẫn là một chủ đề còn nhiều tranh cãi. Gần đây, người ta đã chứng minh rằng TSHR cũng tồn tại và hoạt động trong tế bào gan, bởi vì TSHR mRNA và sự xuất hiện protein này đã được tìm thấy trong tế bào gan. TSH và globulin miễn dịch cũng được tìm thấy từ huyết thanh của nhóm bệnh nhân có tăng enzym gan và nhóm chức năng gan bình thường có liên quan theo giá trị sinh hóa chức năng của gan. Cường giáp là một trong những nguyên nhân gây nhiễm độc giáp, xảy ra ở khoảng 2% phụ nữ và 0,2% nam giới trên toàn thế giới và có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan bao gồm hệ thống tim mạch, đường tiêu hóa và gan. Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng cường giáp và chiếm tới 50% - 80% các trường hợp mắc bệnh cường giáp ở các khu vực khác nhau trên thế giới 4. Trên lâm sàng, thường quan sát thấy các bất thường về xét nghiệm chức năng gan ở bệnh nhân cường giáp chưa được điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ lưu hành báo cáo khác nhau giữa các nghiên cứu khác nhau, dao động từ 37% đến 78% 5, 6, 7, 8, 9, 10. Một số yếu tố được cho là góp phần gây rối loạn chức năng gan trong bệnh cảnh cường giáp, trong đó cường giáp đơn thuần được cho là phổ biến 11, 12, 13. Về mặt cơ chế, một số nhà nghiên cứu cho rằng nồng độ triiodothyronine (T3) tăng cao gây ra rối loạn chức năng gan bằng cách gây ra tình trạng chết theo trương trình thông qua kích hoạt một con đường phụ thuộc ty lạp thể do cường giáp gây ra 14, 15. Gần đây, một nghiên cứu của He và cộng sự đã chứng minh rằng nồng độ TRAb tăng cao có thể góp phần gây ra rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân mắc Basedow 5. Tuy nhiên trong các nghiên cứu này, mối liên quan giữa các chỉ số chức năng tuyến giáp và tổn thương gan vẫn còn gây tranh cãi 6, 9, 10, 16, 17. Và cho đến nay, các dữ liệu chứng minh các yếu tố hoặc các thông số sinh hóa góp phần gây ra các bất thường về chức năng gan do Basedow gây ra vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế lâm sàng trong quá trình khám và điều trị bệnh nhân Basedow, chúng tôi nhận thấy tần suất xuất hiện các bất thường về chức năng gan ở những bệnh nhân mắc Basedow mới được chẩn đoán và chưa được điều trị là khá cao. Tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó hiện còn chưa được hiểu đầy đủ, điều trị chưa được đúng. Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về tình trạng tổn thương gan và mối liên quan giữa một số chỉ số như: nồng độ kháng thể TRAb, FT3, FT4… với tình trạng rối loạn chức năng gan ở những bệnh nhân mắc Basedow chưa được điều trị. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng tăng enzyme gan ở bệnh nhân Basedow chưa được điều trị” với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ tăng enzyme gan ở bệnh nhân Basedow chưa được điều trị. 2. Nhận xét mối liên quan giữa tình trạng tăng enzyme gan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow. 3. Nhận xét kết quả điều trị tăng enzym gan của bệnh nhân Basedow. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1205 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20CKII0201.pdf Restricted Access | 1.92 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.