Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1203
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM DOPPLER TRƯỚC VÀ SAU ĐỐT LASER NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH HIỂN LỚN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: NGUYỄN VĂN, NGỌC
Advisor: GS. TS. PHẠM MINH, THÔNG
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Suy tĩnh mạch hiển lón (Great Shaphenous Venous Insufficiency) bao gồm tất cả các thay đổi do hậu quả của giãn tĩnh mạch (TM), hở các van TM và và tăng áp lực TM 17. Nếu không được điều trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh 68. Cùng với sự phát triển của nền văn minh hiện đại, tỉ lệ mắc bệnh suy TM hiển lớn càng gia tăng 68. Ở các nước phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh khá cao với tần suất khoảng 25 – 33% phụ nữ trưởng thành và 10 – 20% nam giới trưởng thành 12 .Tỷ lệ mới mắc của suy TM trong một năm theo nghiên cứu Framingham là 2,6% ở nữ và 1,9% ở nam 13. Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Cao Văn Thịnh và Cao Văn Tần trên 473 người trên 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ suy TM chiếm tới 43,97% 5. Trong nghiên cứu của Phạm Thắng và Nguyễn Xuân Mến dựa trên 545 người trên 50 tuổi ở Hà Nội, Hải Dương và Trung tâm dưỡng lão Hà Tây kết quả cho thấy tỉ lệ suy TM chi dưới chiếm 14,13% 6. Bệnh suy TM hiển lớn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ: giới tính, tuổi, tiền sử gia đình, có thai, nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu, béo phì, hút thuốc lá… Bệnh thường gặp hơn ở người cao tuổi đặc biệt là phụ nữ. Biểu hiện lâm sàng rất phong phú, có thể không gây ra triệu chứng gì, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ hoặc có thể có các biểu hiện nặng chân, chuột rút về đêm, đau chân, phù ở chân, nhiễm sắc tố da, xơ hóa da chân, eczema… và nặng hơn là loét da, tắc mạch điều trị rất khó khăn và chi phí điều trị cao 6. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào khám lâm sàng và đặc biệt bằng siêu âm doppler tìm dòng trào ngược (DTN) tĩnh mạch để khẳng định chẩn đoán. Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với suy TM hiển lớn: đơn độc hoặc phối hợp tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu của người bệnh. Các biện pháp không dùng thuốc như: Thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, luyện tập, băng ép; sử dụng thuốc hướng TM. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác dụng làm hạn chế các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thì các biện pháp này trở nên kém hiệu quả và buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị can thiệp khác. Phương pháp điều trị can thiệp cổ điển từ trước tới nay là phẫu thuật loại bỏ thân TM và các nhánh giãn. Đây là phương pháp điều trị có tính xâm lấn cao, và có thể có các biến chứng do gây mê, phẫu thuật, để lại sẹo… Ngày nay đã có những phương pháp điều trị mới, ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh hơn, ít biến chứng hơn như điều trị gây xơ bằng thuốc, bằng laser nội mạch, bằng sóng cao tần. Ở các nước phát triển, những phương pháp mới này đã được áp dụng từ gần 2 thập kỷ nay và có nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả, ưu việt của nó. Tuy nhiên, Ở Việt Nam, những phương pháp điều trị này còn mới, chỉ bắt đầu áp dụng vài năm gần đây ở một số cơ sở y tế lớn và còn ít nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler bệnh suy tĩnh mạch hiển lớn. 2 Đánh giá kết quả của đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại Bệnh viện Bạch Mai.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1203
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0150.pdf
  Restricted Access
2.71 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.