Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1199
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH CƠ VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY DO CHẤN THƯƠNG
Authors: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, THẢO
Advisor: Lê Quang, Cường
Trần Anh, Tuấn
Keywords: Thần kinh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT), chi phối cho phần lớn chi trên và vai, là một trong những cấu trúc lớn nhất và phức tạp nhất của hệ thần kinh ngoại vi, rất dễ bị tổn thương chấn thương. Khả năng dễ bị tổn thương do chấn thương là do cấu trúc này nằm ở ngoài và giữa hai cấu trúc di động là cổ và cánh tay. Tổn thương ĐRTKCT do chấn thương có xu hướng ngày một gia tăng, nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông. Nhiều nghiên cứu dịch tễ trên thế giới về tổn thương ĐRTKCT do chấn thương cho thấy tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ dao động từ 70 đến 80% trong số những nguyên nhân chính 1-7. Tỷ lệ mắc tổn thương ĐRTKCT do đa chấn thương gặp khoảng 1,2%, tỷ lệ mắc hằng năm là 1,64 trên 100.000 người 8, 9. Tại Việt Nam, theo Lê Văn Đoàn và CS (2013), Nguyễn Ngọc Trung và CS (2013), tổn thương ĐRTKCT do chấn thương không hiếm gặp và nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn xe máy 10, 11. Kết quả điều trị tổn thương ĐRTKCT phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương cũng như khoảng thời gian kể từ khi bị bệnh cho đến lúc được điều trị. Chẩn đoán và can thiệp điều trị muộn sẽ bỏ lỡ cơ hội phục hồi tối đa cho bệnh nhân. Chẩn đoán tổn thương ĐRTKCT dựa vào khám lâm sàng, chẩn đoán điện sinh lý thần kinh-cơ, siêu âm, chụp X-quang thường quy, chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CLVT) tủy cổ cản quang và chụp cộng hưởng từ (CHT)... Mỗi phương pháp chẩn đoán đều có những ưu nhược điểm nhất định. Điện sinh lý thần kinh cơ (ĐSLTKC) và hình ảnh cộng hưởng từ ĐRTKCT có vai trò quan trọng, giống như cánh tay nối dài của bác sỹ lâm sàng, bổ sung cho nhau, giúp đánh giá chính xác định khu và mức độ lan rộng của tổn thương, phân loại theo mức độ nặng dựa trên tổn thương về mặt sinh lý bệnh học. Trên cơ sở đó, bác sỹ lâm sàng đánh giá được khả năng hồi phục, hướng dẫn các chỉ định can thiệp ngoại khoa (ghép thần kinh ngoại biên trong phẫu thuật bắc cầu hai đầu tổn thương, chuyển vạt thần kinh cơ hoặc phẫu thuật chỉnh hình tái tạo chức năng). Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh cơ, hình ảnh cộng hưởng từ cũng như thiết lập mối liên quan giữa định khu tổn thương ĐRTKCT bằng ĐSLTKC và đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ có đối chiếu với tổn thương trong phẫu thuật sẽ giúp cho việc chẩn đoán sớm, tiên lượng và hướng dẫn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh theo từng giai đoạn tổn thương. Bệnh viện Việt Đức là trung tâm ngoại khoa lớn của miền Bắc, hằng năm gặp một số lượng không nhỏ các trường hợp đến khám có tổn thương ĐRTKCT, trong đó có nhiều trường hợp có chỉ định phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân có tổn thương ĐRTKCT đều cần được đánh giá về lâm sàng, định khu vị trí và mức độ tổn thương bằng ĐSLTKC, cộng hưởng từ để đưa ra phương án can thiệp phù hợp. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về cộng hưởng từ trong tổn thương ĐRTKCT do chấn thương. Tại Việt nam có nghiên cứu của Đinh Hoàng Long, Nguyễn Ngọc Trung về giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán ĐRTKCT do chấn thương. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá phối hợp cả ĐSLTKC và CHT trong chẩn đoán ĐRTKCT do chấn thương. Xuất phát từ những ý trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh cơ và hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh cơ, hình ảnh cộng hưởng từ các trường hợp tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương. 2. Nhận xét về mức độ phù hợp của điện sinh lý thần kinh cơ và cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay có đối chiếu với phẫu thuật.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1199
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0198.pdf
  Restricted Access
2.15 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.