Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1198
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO CỔ RỘNG BẰNG WEB
Authors: NGUYỄN VĂN, TUẤN
Advisor: PGS.TS. VŨ ĐĂNG, LƯU
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Phình động mạch não (PĐMN) là sự giãn khu trú dạng hình túi hoặc hình thoi của động mạch nội sọ, tỉ lệ gặp khoảng 0,4 – 3,6% trên đại thể và 3,7 - 6,0% trên chụp mạch trong đó 85% các túi phình (TP) nằm trong vùng đa giác Willis. Nhiều TP trên một bệnh nhân (BN) chiếm tới 30% các trường hợp có PĐMN. Phần lớn các PĐMN kích thước nhỏ, không có triệu chứng. Trước đây BN thường đến viện trong tình trạng chảy máu não do vỡ phình mà hay gặp nhất là chảy máu dưới nhện (CMDN) (Hàng năm có khoảng 30.000 người Mỹ bị chảy máu não do vỡ PĐMN). Khi đã CMDN, tỷ lệ tử vong có thể tới 25%, thậm chí theo S.Claiborne, tử vong có thể từ 32 - 67%. Di chứng ít nhiều có thể gặp ở 50% những BN sống sót. Như vậy chỉ khoảng 1/3 các bệnh nhân CMDN là có thể hồi phục hoàn toàn1 2 3. TP cổ rộng là một loại TP mà tỷ lệ cao túi/cổ < 1,5 và/hoặc đường kính cổ ≥ 4 mm. Điều trị can thiệp TP cổ rộng là một thách thức do khả năng giữ được vòng xoắn kim loại (VXKL) lại trong TP là khó khăn so với các nhóm cổ hẹp và trung bình. Tỷ lệ PĐMN cổ rộng chiếm khá nhiều trong số các TP mạch não (20 - 30%) và điều trị can thiệp các TP này có thể nói là khó nhất trong điều trị các PĐMN nói riêng hay các kỹ thuật can thiệp thần kinh nói chung. Điều trị PĐMN cổ rộng như các TP nói chung, bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị triệt căn. Điều trị triệu chứng tùy thuộc giai đoạn TP chưa vỡ hay đã vỡ. Đối với TP vỡ, điều trị nội khoa hồi sức là hết sức quan trọng. Điều trị triệt căn TP hiện nay có hai phương pháp chính là phẫu thuật (PT) kẹp cổ túi và can thiệp nội mạch nút TP. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Nói chung PT kẹp cổ TP có tỷ lệ tái thông thấp nên tỷ lệ chảy máu tái phát thấp trong khi can thiệp nội mạch có ưu điểm là tỷ lệ hồi phục lâm sàng cao hơn, ít tổn thương nhu mô não tỷ lệ tử vong thấp hơn. Sự ra đời của vòng xoắn kim loại (coils) GDC năm 1991 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị phình động mạch não. Hiệu quả điều trị của can thiệp nội mạch đã được khẳng định trong kết quả nghiên cứu ISAT khi so sánh phương pháp phẫu thuật và can thiệp nội mạch trên 2143 bệnh nhân cho thấy nguy cơ tử vong và tàn tật của can thiệp nội mạch thấp hơn 7,4% so với phẫu thuật 4. Các nghiên cứu sau đó cũng cho kết quả tương tự và nhận thấy can thiệp nội mạch có ưu thế hơn đối với các túi phình nằm sâu (thân nền, trai viền) cũng như tỷ lệ tai biến thấp hơn 5 6. Mặc dù điều trị can thiệp nội mạch sử dụng vòng xoắn kim loại (VXKL) vẫn được coi là phương pháp hiệu quả và an toàn, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn đối với các trường hợp phình động mạch não phức tạp bao gồm các túi phình cổ rộng, túi phình ở vị trí giải phẫu khó, các túi phình tái thông sau điều trị bằng VXKL, túi phình khổng lồ, túi phình hình thoi, túi phình bóc tách sau chấn thương hoặc túi phình dạng bọng nước (blister-like aneurysm). Tỷ lệ điều trị thành công làm tắc hoàn toàn túi phình không cao kèm theo nguy cơ vỡ túi phình trong khi can thiệp dẫn tới nhiều trường hợp phải gây tắc mạch mang. Vì đó các kĩ thuật và vật liệu nút mạch luôn được nghiên cứu phát triển để đáp ứng được tối đa nhu cầu. Ra đời năm 2010, phương pháp nút phình động mạch bằng giọ kim loại (WEB: Woven EndoBridge) là một tiến bộ trong điều trị túi phình bằng can thiệp nội mạch. Đây là phương pháp mới, đã được áp dụng tại một số nước châu Âu như Đức, Pháp... mở ra cơ hội điều trị cho những BN có PĐMN cổ rộng ở các vị trí ngã ba. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tắc túi phình khi dùng WEB rất cao. Tại Việt Nam, từ năm 2019, Vũ Đăng Lưu và cộng sự đã áp dụng phương pháp này trên bệnh nhân và bước đầu thu được kết quả tốt, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể nào. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả ban đầu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng WEB ” với mục đích: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của các túi phình động mạch não cổ rộng được điều trị bằng WEB. 2. Nhận xét kết quả ban đầu điều trị các túi phình động mạch não cổ rộng bằng WEB.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1198
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0147.pdf
  Restricted Access
4.4 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.