Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1197
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT NON
Authors: NGUYỄN HOA, HUỆ
Advisor: TS. DƯ ĐỨC, THIỆN
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Tắc ruột được định nghĩa là hội chứng ngừng lưu thông của hơi, dịch và các chất có trong lòng ruột. Tắc ruột là cấp cứu bụng đứng thứ hai sau viêm ruột thừa và chiếm 20% cấp cứu bụng ngoại khoa1,2. Dựa vào vị trí, tắc ruột được chia thành hai nhóm chính là tắc ruột non hay còn gọi là tắc ruột cao và tắc đại tràng hay còn gọi là tắc ruột thấp. Trong đó tắc ruột non chiếm đa số 80%2. Nguyên nhân gây tắc ruột non rất đa dạng và được phân làm 3 nhóm nguyên nhân chính bao gồm nguyên nhân từ trong lòng ruột, nguyên nhân tại thành ruột và nguyên nhân bên ngoài ruột3. Tắc ruột non có thể gây ra các rối loạn sinh lý bệnh trầm trọng: rối loạn nước, điện giải, nhiễm trùng, nhiễm độc thậm chí tử vong. Đặc biệt biến chứng thiếu máu thành ruột có liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh nhân, tỷ lệ tử vong do tắc ruột non không kèm thiếu máu thành ruột là 3-5%, nếu có kèm theo thiếu máu thành ruột thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%4. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và chính xác hội chứng tắc ruột non cũng như phát hiện sớm nguyên nhân và các dấu hiệu thiếu máu thành ruột đóng vai trò quan trọng giúp can thiệp kịp thời để hạn chế các biến chứng4. Hiện nay, chẩn đoán tắc ruột non dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử phẫu thuật ổ bụng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh5. Trong các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, X quang bụng không chuẩn bị (XQBKCB) và siêu âm ổ bụng là phương tiện được chỉ định trước tiên. Tuy nhiên, XQBKCB có độ nhạy chưa cao 50% – 60% trong chẩn đoán tắc ruột non. Siêu âm ổ bụng lại mang tính chủ quan của người thực hiện và trong các trường hợp quai ruột giãn căng và chứa nhiều hơi gây hạn chế khảo sát vị trí tắc ruột cũng như các biến chứng, siêu âm có độ nhạy 30 - 50% đối với tắc hỗng tràng và 50 - 70% đối với tắc hồi tràng. Cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy với khả năng tái tạo 3 mặt phẳng được coi là phương pháp đầu tay trong chẩn đoán sớm tắc ruột non6. Phương pháp này giúp cung cấp các dấu hiệu không chỉ liên quan đến thành ruột mà còn liên quan đến mạc treo, phúc mạc góp phần trợ giúp bác sỹ lâm sàng trong chẩn đoán. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra CLVT có độ nhaỵ và độ đặc hiệu cao lần lượt từ 94 - 100% và từ 90 - 95% trong việc chẩn đoán tắc ruột non với các dấu hiệu quai ruột giãn, mức nước – hơi, điểm chuyển tiếp7,8. CLVT cũng có giá trị cao trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây tắc ruột non bằng cách khảo sát tại vị trí chuyển tiếp với các nguyên nhân hay gặp như do dính, hoặc do dây chằng, do lồng ruột, do bã thức ăn, do u, do viêm ruột. CLVT có tiêm thuốc cản quang có giá trị trong việc dự báo biến chứng thiếu máu thành ruột với các dấu hiệu hình ảnh dày thành ruột, kém ngấm thuốc thành ruột, mạc treo ngấm thuốc kém, khí tự do ổ bụng, khí trong thành ruột, dịch tự do ổ bụng9,10. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về giá trị của CLVT trong chẩn đoán tắc ruột non, tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay chỉ có các nghiên cứu về giá trị của CLVT trong chẩn đoán tắc ruột chung mà chưa có nghiên cứu nào về tắc ruột non11,12. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tắc ruột non” với mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh tắc ruột non trên cắt lớp vi tính đa dãy. 2. Đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tắc ruột non
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1197
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0145.pdf
  Restricted Access
2.38 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.