Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1189
Title: Đánh giá kết quả điều trị tổn thương búp ngón tay bằng phương pháp ghép búp
Authors: TRẦN TIẾN LÂM, LÂM
Advisor: TS. Phạm Thị Việt, Dung
Keywords: Phẫu thuật tạo hình;8720104
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Bàn tay là một bộ phận có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, trong một số ngành nghề yêu cầu cao về sự khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, cảm giác tinh tế của đôi bàn tay như nhạc công, họa sĩ, kiến trúc sư,... một đôi bàn tay toàn vẹn về giải phẫu và chức năng giữ vai trò quyết định1. Búp ngón tay là thành phần đặc thù của mỗi ngón tay. Chúng giữ vai trò chức năng rất quan trọng trong cảm giác xúc giác, cảm giác tinh tế khi chạm, cầm nắm đồ vật; thể hiện tính thẩm mỹ cao, nhất là đối với nữ giới2. Tổn thương đứt rời búp ngón là dạng tổn thương thường gặp của bàn tay3. Nguyên nhân hay gặp là do tai nạn sinh hoạt như bị dao cắt, ngón tay bị chèn vào kẹt cửa; hay do tai nạn lao động, tai nạn giao thông…Tổn thương đứt rời búp ngón có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tổn thương đứt rời búp ngón làm hạn chế những sinh hoạt hằng ngày, học tập cũng như làm việc. Đặc biệt ở trẻ em, phụ huynh của trẻ có thể rất lo lắng về tình trạng tổn thương của trẻ cũng như kết quả lâu dài về cả chức năng và thẩm mỹ của ngón tay khi trẻ lớn lên sau này4. Hiện nay, có nhiều phương pháp để xử lí tổn thương đứt rời búp ngón tay. Những yếu tố để phẫu thuật viên quyết định phương pháp điều trị đó là: đặc điểm lâm sàng của tổn thương, cơ chế gây tai nạn, tuổi, giới, nghề nghiệp và cả mong muốn cũng như sự lựa chọn của người bệnh. Với các trường hợp tổn thương đứt rời búp ngón tay không còn phần rời thì các phương pháp điều trị thường dùng là: lành thương thì hai, ghép da, vạt tại chỗ, vạt từ xa tùy mức độ tổn thương5… Trong các trường hợp đứt rời búp ngón tay còn bảo quản được mảnh đứt rời thì phẫu thuật ghép nối lại bằng kĩ thuật vi phẫu mạch máu, thần kinh sẽ đem lại kết quả tốt nhất6. Tuy nhiên, với những tổn thương ở vùng này, phẫu thuật vi phẫu nối mảnh đứt rời thường không được chỉ định do kích thước mạch máu ở búp ngón tay quá nhỏ, không thể nối vi phẫu1. Bên cạnh vi phẫu thuật, phương pháp ghép búp ngón tay là phương pháp cho kết quả tối ưu về bảo tồn được chiều dài ngón tay và cung cấp phần mềm che phủ mà không phải huy động tổ chức ở nơi khác của cơ thể7. Hiện nay, trên thế giới phương pháp này được khuyến cáo áp dụng nhiều hơn ở trẻ em. Ở người lớn, một số báo cáo cho thấy điều trị bằng phương pháp ghép búp cũng cho kết quả khả quan5. Tại Việt Nam, điều trị tổn thương đứt rời búp ngón tay bằng phương pháp ghép búp đã được thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít và chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về điều trị tổn thương búp ngón tay bằng phương pháp ghép búp để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả điều trị tổn thương búp ngón tay bằng phương pháp ghép búp” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm tổn thương búp ngón tay. 2. Đánh giá kết quả điều trị và đề xuất chỉ định phương pháp ghép búp ngón tay.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1189
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0137.pdf
  Restricted Access
3.08 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.