Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1187
Title: “Nghiên cứu phân độ suy tim theo thang điểm Ross với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhi suy tim
Authors: TRẦN THỊ KIM, DUNG
Advisor: 1. PGS.TS. Nguyễn Lân, Hiếu
2. TS. Phạm Như, Hùng
Keywords: Tim mạch;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Suy tim là một trong những bệnh lý thường gặp và nghiêm trọng nhất ở trẻ em, được đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như khó thở, phù chân, mệt mỏi và có thể đi kèm với các dấu hiệu như tĩnh mạch cổ nổi, ran ở phổi, phù ngoại vi gây ra bởi các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tim, hậu quả là giảm cung lượng tim hoặc áp lực trong tim cao khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức1. Việc ước tính tỷ lệ hiện mắc và mắc mới suy tim ở trẻ em trên thế giới là rất khó khăn do thiếu định nghĩa chuẩn được dùng cho suy tim2. Ở Mỹ hàng năm thống kê có khoảng 12000 đến 35000 trẻ bị suy tim, trong đó ước tính khoảng 11000 đến 14000 trẻ phải nhập viện3. Macintyre (2000) cũng nghiên cứu về tần suất suy tim ở trẻ em Canada cho thấy khoảng 20% trong số 10355 trẻ em bị bệnh tim có biểu hiện suy tim, 90% suy tim xảy ra trong năm đầu tiên của bệnh4. Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê chính xác về suy tim, tuy nhiên theo thống kê của Viện tim thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1991-1996 có đến 50% bệnh nhi nhập viện có biểu hiện suy tim. Tiên lượng bệnh rất xấu ở trẻ em khi mà tỉ lệ tử vong của suy tim nặng lên đến 50%2. Suy tim là bệnh lý có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Theo Massin M. và cộng sự, suy tim chiếm khoảng 10,4% các bệnh lý tim mạch ở trẻ em bao gồm cả tim bẩm sinh và mắc phải5. Trong khi đó, Deipanjran cho rằng nguyên nhân hàng đầu gây suy tim ở trẻ em là tim bẩm sinh, sau đó là các bệnh lý về cơ tim6. Suy tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán và phân tầng mức độ suy tim sẽ quyết định mức độ điều trị và chế độ chăm sóc cũng như chi phí điều trị7. Tuy nhiên để chẩn đoán xác định và phân loại chính xác mức độ suy tim ở trẻ em có nhiều thách thức do các biểu hiện suy tim ở các nhóm tuổi khác nhau và các triệu chứng suy tim cũng thường bị che lấp hoặc bị ảnh hưởng bởi các bệnh nền. Hiện nay, các biện pháp đang được sử dụng để chẩn đoán suy tim ở trẻ em bao gồm thang điểm Ross, các thang điểm Ross sửa đổi và chỉ số suy tim của Đại học New York (PHFI)8. Thêm vào đó, nhiều bằng chứng mới đã chỉ ra rằng ngoài các dấu hiệu và triệu chứng, dữ liệu từ siêu âm tim, X- quang ngực và dấu hiệu sinh học như NT- proBNP đều có ích trong việc phân độ suy tim cho trẻ em9. Thang điểm Ross sửa đổi bởi hai tác giả Reithmann và Laer 2002 (sau đây sẽ gọi tắt là thang điểm Ross sửa đổi) đã cải tiến hệ thống tính điểm của Ross để thang điểm này mang tính thực hành đơn giản, có thể áp dụng cho mọi nhóm tuổi ở trẻ em9. Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và mang tính hệ thống đánh giá toàn diện đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khi sử dụng thang điểm Ross sửa đổi trong chẩn đoán phân độ suy tim ở trẻ em. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu phân độ suy tim theo thang điểm Ross với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhi suy tim” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả phân độ suy tim sử dụng thang điểm Ross sửa đổi ở bệnh nhi suy tim. 2. Xác định mối tương quan giữa phân độ suy tim theo thang điểm Ross sửa đổi với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi suy tim.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1187
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0136.pdf
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.