Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1183
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁN SỎI THẬN QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN SÓT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC |
Authors: | NGUYỄN BÁ, KIÊN |
Advisor: | PGS.TS. HOÀNG, LONG |
Keywords: | Ngoại khoa;8720104 |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | ĐHY |
Abstract: | Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp trên thế giới cũng như Việt Nam, dựa trên những bằng chứng về khảo cổ học đã phát hiện bệnh từ cách đây 7000 năm tại Ai Cập, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý sỏi tiết niệu. Bệnh chiếm tỉ lệ 45-50% trong bệnh lý tiết niệu ở Việt Nam, 2-10% dân số thế giới, trong đó sỏi thận chiếm khoảng 70-75%, tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi, tỉ lệ gặp ở nam (60%) nhiều hơn nữ (40%)1. Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận trong đó 80% điều trị bằng nội khoa2, còn lại là điều trị ngoại khoa xâm lấn hoặc ít xâm lấn. Trên thế giới những năm 1970-1980 các phẫu thuật mổ mở lấy sỏi thận phát triển đến đỉnh cao3. Từ những năm 1980 trở lại đây mổ mở dần bị thu hẹp được thay thế bởi các phẫu thuật ít xâm lấn. Năm 1976 phẫu thuật tán sỏi thận qua da (TSTQD) được thực hiện đầu tiên bởi Fernstrom và Johansson, và năm 1980 là tán sỏi thận ngoài cơ thể (TSNCT). Ở Việt Nam sau những năm 1980, TSNCT được sử dụng sớm hơn so với TSQD nhưng độ ăn toàn và hiệu quả thì TSQD thể hiện được nhiều ưu việt hơn và ngày được sử dụng thường quy hơn để điều trị sỏi thận tại nhiều trung tâm tiết niệu trong cả nước. Phẫu thuật xâm lấn ngày càng bị thu hẹp, và là phẫu thuật cuối cùng khi các phẫu thuật ít xâm lấn khác thất bại4. Cho dù phẫu thuật xâm lấn hay ít xâm lấn thì sau phẫu thuật sỏi thận vẫn có những vấn đề cần quan tâm như tỉ lệ sót sỏi sau mổ, chảy máu, nhiễm trùng, sỏi tái phát, hẹp bể thận niệu quản, tổn thương nhu mô suy giảm chức năng thận sau mổ… Sỏi thận sót là sỏi thận còn lại sau hoàn thành phẫu thuật được chẩn đoán trong vòng 2 năm. Ở Việt Nam tỉ lệ sót sỏi sau mổ thận trung bình từ 10-40%3. Sót sỏi sau mổ gây ra nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn niệu, chảy máu, rò nước tiểu. Sỏi sót kích thước to dần làm cho phẫu thuật sỏi thận trước đó không có hiệu quả, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh tồn gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Hiện nay việc ứng dụng TSQD trong điều trị sỏi thận được mở rộng cho những trường hợp sỏi san hô phức tạp, sỏi trong các đài bể thận, hay sỏi độc lập nhiều vị trí, dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân còn sỏi sau TSQD lần 1 tăng, đòi hỏi phải TSQD nhiều lần để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong mổ. Trong khi đó, phẫu thuật cho những bệnh sỏi thận sót sau mổ bằng các phương pháp khác như mổ mở, nội soi lấy sỏi thận sau phúc mạc, tán sỏi ngoài cơ thể trở lên khó khăn, thì TSQD đã đem lại kết quả khả quan trong điều trị sỏi thận sót sau mổ5. Tại bệnh viện Việt Đức và các trung tâm phẫu thuật tiết niệu khác trong những năm gần đây đã áp dụng TSQD để điều trị sỏi thận sót sau mổ. Phương pháp này được đánh giá là phẫu thuật an toàn, hiệu quả, nhưng hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận sót tại Bệnh Viện Việt Đức”, với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sỏi thận sót được chỉ định TSQD đường hầm nhỏ tại Bệnh Viện Việt Đức từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020. 2. Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận sót tại Bệnh Viện Việt Đức từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1183 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0133.pdf Restricted Access | 2.85 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.