Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1179
Title: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ XỬ TRÍ SẢN KHOA Ở SẢN PHỤ DƯỚI 18 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2019
Authors: PHẠM THỊ KIM, HOÀN
Advisor: PGS.TS.Phạm Thị Thanh, Hiền
Keywords: Sản phụ khoa;8720105
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,thanh niên dưới 18 (chưa tròn 18 tuổi tính theo ngày sinh nhật) sẽ không được kết hôn1, do những đối tượng này đang trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang người lớn. Đây là lứa tuổi có thời kỳ phát triển đặc biệt - thời kỳ xảy ra đồng thời hàng loạt những biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như sự biến đổi tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Số liệu của Ngân hàng Thế giới (2017) cho thấy, tỷ lệ sinh con tuổi 15-19 trên toàn Thế giới là 43,91/1000 nghĩa là cứ 1.000 phụ nữ trong độ tuổi này thì có đến 44 người sinh con2.Trong đó, các nước phát triển là 17‰, các nước kém phát triển là 99‰ và các nước còn lại dao động trong khoảng 56-67‰. Điều đó cho thấy, mức sinh của vị thành niên hiện nay trên thế giới là rất cao. Tại châu Phi, tỷ suất sinh lên đến 91‰ và châu Á là 42‰, trong đó riêng khu vực Trung Nam Á là 62‰2. Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc năm 2017, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam là 27/1000 nghĩa là cứ 1.000 phụ nữ trong độ tuổi 15-19 thì có đến 27 người sinh con. Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các khu vực trung du và miền núi phía Bắc và các khu vực nông thôn3. Tại Việt Nam, thanh niên từ 10 đến 30 tuổi chiếm khoảng 40% dân số. Thế nhưng những chương trình sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình dành cho nhóm này hầu như rất ít. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương, dễ bị mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, bị lạm dụng tình dục và bạo lực giới4.Tỷ lệ sinh con của sản phụ dưới 19 tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2011-2013 có giảm theo thời gian (2011: 1,93%; 2012: 1,35%; 2013: 1,68%)5; tuy nhiên năm 2015, tỷ lệ này lại tăng lên đến 2,53% tổng số ca sinh6. Mang thai sớm ở giai đoạn nhạy cảm này làm tăng nguy cơ cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trẻ sinh ra từ các bà mẹ dưới 20 tuổi phải đối mặt với một nguy cơ cao hơn 50% khi được sinh ra hoặc chết trong vài tuần đầu tiên so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ở độ tuổi từ 20-29. Các bà mẹ càng trẻ thì nguy cơ sản giật, viêm nội mạc tử cung và nhiễm trùng cao hơn so với phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi7. Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ trẻ cũng có nhiều khả năng có cân nặng khi sinh thấp và có nguy cơ bị ảnh hưởng lâu dài8. Thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2011-2013 cho thấy về phía mẹ vị thành niên có 33,5% ca đẻ khó, trong đó phần lớn là do vỡ ối sớm 27,7%; tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân khá cao 29,9%; 2,0% chết chu sinh; 1,5% thai chết lưu5. Để tìm hiểu thực trạng sinh đẻ của những sản phụ dưới 18 tuổi (tính thời điểm sinh con chưa tròn 18 tuổi theo ngày tháng năm sinh) tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và làm sáng tỏ một số nhận định về nguy cơ của cuộc đẻ ở đối tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kết quả xử trí sản khoa ở sản phụ dưới 18 tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ năm 2017 đến năm 2019 ” với 2 mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: 1. Mô tả một số đặc điểm của sản phụ dưới 18 tuổi đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. 2. Nhận xét kết quả xử trí sản khoa ở những sản phụ trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1179
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0130.pdf
  Restricted Access
1.79 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.