Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1177
Title: NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA Ở NAM GIỚI TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: NGUYỄN THANH, LONG
Advisor: 1. PGS.TS Lê Chính, Đại
2. TS. Nguyễn Văn, Hùng
Keywords: Ung Thư;8720108
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ung thư tuyến giáp chiếm 3,1% các bệnh ung thư nói chung và là loại ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết, chiếm 90% số ca mắc và 63% số ca tử vong1–3. Theo GLOBOCAN 2018, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 5 trong số các loại ung thư ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 10,2/100.000 dân, đứng hàng thứ 9 chung cho cả 2 giới với 567.233 ca mới mắc và 41.071 ca tử vong hàng năm3. Việt Nam cũng là một trong các nước có tỷ lệ mắc UTTG cao, đứng hàng thứ 16 với 5418 ca mới mắc, 528 ca tử vong, tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ xếp thứ 12, ở nam xếp thứ 13 trong các loại ung thư nói chung4. Tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nam giới thấp hơn khoảng 2 đến 5 lần so với nữ giới tùy nghiên cứu3,5. Sự khác biệt về tỉ lệ mắc giữa hai giới gợi ý có thể có sự khác nhau về mặt sinh học trong sự hình thành và tiến triển của ung thư tuyến giáp6. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hormone giới tính (testosterone và estradiol) có thể gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và phát triển tế bào tuyến giáp, độc lập với tác dụng của TSH, và có những vai trò khác nhau trong sinh bệnh học của UTTG7–9. Ung thư tuyến giáp được chia thành 2 nhóm mô bệnh học khác nhau về lâm sàng, phương pháp điều trị và tiên lượng là UTTG thể biệt hóa và UTTG thể không biệt hóa. Trong UTTG thể biệt hóa, nam giới thường có kích thước u lớn hơn10, tỉ lệ di căn hạch và tái phát tại chỗ cao hơn11,12. Về thời gian sống thêm toàn bộ, một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tiên lượng UTTG ở nam giới xấu hơn nữ giới13–15. Trong nghiên cứu của Lundgren và cộng sự trên 3.588 bệnh nhân UTTG, nam giới có tỉ lệ sống thêm 5 năm là 82,1%, thấp hơn ở nữ giới (89,9%, p<0,05)16. Như vậy, các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc biệt là tiên lượng trong ung thư tuyến giáp có sự khác biệt giữa hai giới. Việc đánh giá và làm rõ hơn sự khác nhau này có thể giúp đánh giá tiên lượng cũng như xác định thái độ điều trị phù hợp. Ở Việt Nam, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTTG nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu riêng biệt nào về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật UTTG ở bệnh nhân nam giới. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể biệt hóa ở nam giới tại bệnh viện K” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa nam giới tại Bệnh viện K. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể biệt hóa ở nhóm bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1177
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0128.pdf
  Restricted Access
2.32 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.