Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1173
Title: Đánh giá kết quả điều trị của điện châm kết hợp tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
Authors: MẦU TIẾN, DŨNG
Advisor: DƯƠNG TRỌNG, NGHĨA
Keywords: Y học cổ truyền
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đau vai gáy là bệnh hay gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc mạn tính, sau một động tác sai tư thế của cột sống cổ, làm việc căng thẳng kéo dài hoặc khi thay đổi thời tiết. Đau thường đi kèm với co cứng cơ và hạn chế vận động, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải đi khám. Nguyên nhân đau vai gáy thường do thoái hóa cột sống cổ (THCSC)1,2. THCSC là tình trạng biến đổi hóa sinh học và cơ sinh học xảy ra mạn tính ở sụn khớp, bề mặt thân đốt sống, mô dưới sụn, khớp liên mấu và khớp mỏn móc vùng cột sống cổ (CSC). Nguyên nhân chính của THCSC là quá trình lão hoá và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp, đĩa đệm 3,4,5. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân, tỷ lệ mắc THCSC đứng hàng thứ hai sau thoái hoá cột sống thắt lưng và chiếm 14% trong các bệnh thoái hoá khớp 2. Theo Allan I Binder, 2/3 dân số bị đau vai gáy ít nhất một lần trong cuộc đời. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở tuổi trung niên 6. Hiện nay, THCSC không chỉ phổ biến ở những người cao tuổi mà còn hay gặp ở người trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân thường liên quan đến cuộc sống tĩnh tại và tư thế lao động như: Ngồi tại chỗ nhiều, phải tiếp xúc với máy tính nhiều, làm các động tác biên độ hẹp lặp đi lặp lại kéo dài vượt quá sự thích nghi và chịu đựng của cột sống cổ dẫn đến phát sinh bệnh lý 7. Để điều trị đau vai gáy do THCSC, y học có nhiều phương pháp nhằm giảm thiểu triệu chứng đau do bệnh gây ra chứ không thay đổi được sự thoái hóa của các đốt sống cổ. Y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng; kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu bằng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ, kết hợp chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm...Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu ngày có tác dụng phụ gây tổn thương dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan thận hoặc một số nhóm thuốc chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử tim mạch 3,7. Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do THCSC thuộc phạm vi chứng tý ở vai gáy. Nguyên nhân gây ra chứng tý phát sinh do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tà khí từ bên ngoài thừa cơ xâm phạm vào cân cơ khớp xương kinh lạc, làm bế tắc kinh mạch, khí huyết không thông gây đau. Hoặc do người cao tuổi chức năng tạng phủ suy yếu thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây ra chứng đau nhức, co cứng cơ, khó vận động 8,9,10. YHCT có nhiều phương pháp điều trị như: thuốc YHCT 11,12, điện châm, xoa bóp bấm huyệt 13, liệu pháp kinh cân 14, vận động không xung lực 15, tác động cột sống (TĐCS) 16… Những phương pháp này đã và đang được áp dụng tại các cơ sở y tế trong điều trị đau vai gáy và mang lại hiệu quả trên lâm sàng. Trong đó phương pháp TĐCS có hiệu quả tốt với một số bệnh lý cột sống đã và đang được áp dụng tại một số cơ sở điều trị. TĐCS là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, đây là phương pháp đơn giản, độc đáo, hiệu quả và khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác dụng của phương pháp trong điều trị bệnh cấp và mạn tính như; viêm quanh khớp vai 17, đau lưng, đau dây thần kinh hông to, huyết áp cao...18,19,20. Trong điều trị đau vai gáy do THCSC chưa có công trình nào nghiên cứu về phương pháp này, kể cả phương pháp kết hợp giữa điện châm với tác động cột sống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị của điện châm kết hợp tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả điều trị của điện châm kết hợp tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1173
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0192.pdf
  Restricted Access
2.19 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.