
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1172
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THĂNG BẰNG TRÊN NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG |
Authors: | ĐỖ THỊ HƯƠNG, MINH |
Advisor: | GS. TS. CAO MINH, CHÂU |
Keywords: | Phục hồi chức năng;8720107 |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | ĐHY |
Abstract: | Đột quỵ là một trong những bệnh lý phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng hoặc nếu sống sót sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2016, đột quỵ là nguyên nhân thứ hai gây tử vong và là nguyên nhân thứ ba gây ra khuyết tật dài hạn trên toàn thế giới1. Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 700.000 người bị đột quỵ, và 150.000 tử vong vì căn bệnh này. Ở Châu Á, tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao hơn Châu Âu và Bắc Mỹ, trở thành một gánh nặng nghiêm trọng. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự (2013-2014) tỉ lệ đột quỵ tại 8 tỉnh có sự gia tăng đáng kể so với các năm trước với tỉ lệ hiện mắc chung là 1,62 %2. Ngoài gây ra tử vong, đột quỵ còn để lại gánh nặng lớn cho những người sống sót vì các di chứng sau giai đoạn cấp của bệnh. Trong những người đã bị đột quỵ não, từ 20-50% có thể trở lại hoạt động nhưng từ 1/4 - 2/3 trở thành tàn phế hoặc giảm hoạt động3. Những người bệnh sống sót sau đột quỵ thường gặp các rối loạn như: vận động, cảm giác, tri giác nhận thức, nuốt, ngôn ngữ… trong đó rối loạn thăng bằng là một trong những rối loạn về vận động thường gặp 4. Trong giai đoạn cấp tính của đột quỵ, trên 80% đối tượng có biểu hiện rối loạn thăng bằng 5 . Cho K và Lee G đã chứng minh rằng đây là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến té ngã 6, theo các nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ té ngã ở người bệnh đột quỵ có thể tăng lên 73% trong 6 tháng sau đột quỵ 7 Nguy cơ ngã ở những người sau đột quỵ cao gấp đôi so với phần còn lại của dân số, đặc biệt là trong vòng một năm kể từ khi bị bệnh. Té ngã gây ra những hậu quả nặng nề như chấn thương, tàn tật, suy giảm chức năng thậm chí là tử vong, khiến cho người bệnh mất đi sự tự tin, sợ hãi, giảm các hoạt động hàng ngày từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Krishchiunas Al và Savitskas Rlu đã báo cáo rằng té ngã gây cản trở sự phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ. Do đó, cải thiện chức năng thăng bằng ở bệnh nhân đột quỵ là một bước quan trọng trong quá trình phục hồi8. Tuy nhiên ở Việt Nam thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng thăng bằng trên người bệnh nhồi máu não tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng thăng bằng trên người bệnh nhồi máu não tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng thăng bằng trên người bệnh nhồi máu não tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1172 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0124.pdf Restricted Access | 2.28 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.