Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1164
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ BỤNG TRấN BẰNG TRUYỀN LIấN TỤC HỖN HỢP LEVOBUPIVACAIN 0,125% KẾT HỢP VỚI DEXAMETHASON QUA CATHETER NGOÀI MÀNG CỨNG NGỰC
Authors: NGUYỄN MẠNH, TÙNG
Advisor: Công Quyết, Thắng
Keywords: GÂY MÊ HỒI SỨC
Issue Date: 2020
Abstract: Đau sau mổ luôn là điều sợ hãi, lo lắng, là mối quan tâm hàng đầu đối với bệnh nhân khi phải phẫu thuật. Hội nghị Montreal năm 2011 tuyên bố điều trị đau sau mổ được coi là quyền con người1. Những tiến bộ trong ngoại khoa và gây mê hồi sức cho phép thực hiện ngày càng nhiều các phẫu thuật lớn trên bệnh nhân đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ đau cấp tính sau mổ. Theo thống kê tỉ lệ đau sau phẫu thuật từ vừa đến nặng khoảng 31 – 75 % nói chung cho tất cả các loại phẫu thuật1. Cường độ và thời gian đau phụ thuộc vào tuổi, loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật. Đau sau mổ gây ra nhiều rối loạn các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, nội tiết…2. Hậu quả của đau ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phục hồi sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân cũng như đến thành công của phẫu thuật. Chính vì vậy giảm đau sau mổ phải được quan tâm đúng mức và là một trong những biện pháp điều trị cơ bản sau phẫu thuật. Đau sau mổ tầng trên ổ bụng được xếp vào loại đau có cường độ cao và thời gian đau kéo dài.. Có rất nhiều phương pháp giảm đau đã được áp dụng như tiêm các thuốc giảm đau non-steroid, tiêm thuốc họ morphin vào bắp thịt, tĩnh mạch hoặc sử dụng gây tê ngoài màng cứng (NMC) với thuốc tê đơn thuần và/ hoặc thuốc họ morphin đơn thuần. Tuy nhiên, các phương pháp này không mang lại chất lượng giảm đau thích hợp vì nồng độ thuốc trong huyết tương không ổn định (khi tiêm qui ước), gây tăng tích lũy nồng độ thuốc (khi truyền liên tục tĩnh mạch). Đau là cảm giác chủ quan của người bệnh, bệnh nhân là người biết được chính xác mức độ đau đớn của mình cũng như nhu cầu điều trị giảm đau do đó rất cần có sự tham gia tích cực của họ trong lượng giá và kiểm soát đau. Giảm đau bằng truyền liên tục ngoài màng cứng (CEI) với các loại thuốc tê là phương pháp tiên tiến quản lý đau cấp tính sau phẫu thuật. Dựa vào cơ chế vô cảm vùng trong gây tê NMC, phương pháp CEI giảm thiểu tác dụng toàn thân của thuốc, giảm tác dụng phụ và có chất lượng giảm đau tốt. Đối với phẫu thuật vùng tầng trên ổ bụng phương pháp này cải thiện chức năng hô hấp, giảm các biến chứng hô hấp3. Levobupivacain là một đồng phân của Bupivacain có hiệu quả giảm đau tương đương Bupivacain nhưng ít tác dụng độc toàn thân, nhất là trên tim mạch và thần kinh trung ương4. Chính vì vậy, gần đây Levobupivacain được nhiều tác giả trên thế giới ưa chuộng và sử dụng trong giảm đau ngoài màng cứng. Việc phối hợp Levobupivacain với liều nhỏ các thuốc phụ trợ là một phương thức giảm đau đa mô thức NMC được các tác giả trên thế giới sử dụng cho các phẫu thuật đau nhiều như chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật lồng ngực, ổ bụng, sản phụ khoa đem lại hiệu quả giảm đau tốt5,6,7. Trong đó Dexamethason cũng được nhiều tác giả dùng làm chất phụ trợ trong giảm đau NMC làm tăng hiệu quả giảm đau, kéo dài thời gian giảm đau và giảm liều của Levobupivacain có ý nghĩa8,9. Tuy nhiên ở Việt Nam, sự phối hợp Levobupivacain với Dexamethason truyền liên tục để giảm đau sau mổ tầng trên ổ bụng bằng đường NMC ngực (CEI) chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ bụng trên bằng truyền liên tục hỗn hợp Levobupivacain 0,125% kết hợp với Dexamethasone qua catheter ngoài màng cứng ngực” với mục tiêu như sau: 1. So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ bụng trên của Levobupivacain 0,125% với Levobupivacain 0,125% phối hợp với Dexamethasone qua catheter ngoài màng cứng ngực. 2. Đánh giá một số ảnh hưởng đến huyết động, hô hấp và các tác dụng không mong muốn của phương pháp trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1164
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0189.pdf
  Restricted Access
1.76 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.