Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1159
Title: SO SÁNH TÁC DỤNG CỦA GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG NÁCH BẰNG LEVOBUPIVACAIN VỚI ROPIVACAIN DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG PHẪU THUẬT HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Authors: MAI HỮU, HƯNG
Advisor: Công Quyết, Thắng
Keywords: Gây mê hồi sức
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hội chứng ống cổ tay là tình trạng chèn ép thần kinh giữa khi nó đi ngang qua ống cổ tay, tỷ lệ mắc hội chứng OCT ngày càng tăng khi xã hội cần những kỹ thuật lao động tinh vi, đòi hỏi những động tác tỉ mỉ và sử dụng tính linh hoạt của cổ tay ngày càng nhiều1,2. Điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay là phương pháp điều trị triệt để nhất3. Để vô cảm cho phẫu thuật này phương pháp thường được lựa chọn là gây tê ĐRTKCT. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay gồm: gây tê ĐRTKCT đường gian cơ bậc thang, đường trên xương đòn, đường dưới xương đòn, đường nách4. Gây tê ĐRTKCT đường liên cơ bậc thang, đường trên đòn, đường dưới xương đòn có ưu điểm phạm vi phong bế rộng cho hầu hết các phẫu thuật, thủ thuật ở chi trên nhưng gây biến chứng nguy hiểm như chọc vào mạch máu, vào khoang ngoài màng cứng cổ gây phong bế cao có thể khiến bệnh nhân tử vong, gây liệt cơ hoành, liệt dây thanh quản quặt ngược, tràn máu, tràn khí màng phổi. Gây tê ĐRTKCT đường nách hạn chế được một số biến chứng trên nhưng phạm vi phong bế hẹp hơn, chỉ áp dụng được cho một số phẫu thuật từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống bàn tay5,6. Trước đây, gây tê ĐRTKCT thường được thực hiện bằng hai phương pháp là gây tê dựa vào dấu hiệu dị cảm và gây tê với sự trợ giúp của máy kích thích thần kinh. Cả hai phương pháp này luôn cần phải xác định thật chính xác mốc giải phẫu ban đầu và kinh nghiệm của người gây tê. Vì vậy, tỷ lệ thất bại của các phương pháp này là cao do không rõ đường đi và đích đến của kim gây tê, chính vì vậy mà hiệu quả không cao và dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Gần đây siêu âm đã được đưa vào sử dụng vì có ưu điểm nhìn thấy dây thần kinh, mạch máu, kim chọc, sự lan tỏa thuốc tê nên tỉ lệ thành công cao, hạn chế được các biến chứng7-9. Một số chất đã được phối hợp với thuốc tê trong gây tê vùng nói chung, gây tê đám rối thần kinh cánh tay nói riêng như sufentanil10, adrenalin11, clonidin12, dexamethason13,...đa số các tác giả cho rằng làm tăng tác dụng vô cảm, tuy nhiên còn có những ý kiến khác vì tác dụng vô cảm còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như đường gây tê, nồng độ, liều lượng thuốc gây tê, và sự phối hợp thuốc... Levobupivacain là thuốc tê mạnh nhưng có độc tính cao trên tim mạch và thần kinh trung ương, phối hợp với adrenalin là một thuốc co mạch làm quá trình hấp thu thuốc chậm lại nên kéo dài thời gian vô cảm, kéo dài thời gian giảm đau sau mổ, giảm độc tính của levobupivacain. Ropivacain là thuốc tê tốt, có tính chất co mạch nên không cần phối hợp với adrenalin, ít độc tính hơn levobupivacain, được sử dụng rộng rãi nhưng chưa thấy có báo cáo nào so sánh gây tê ĐRTKCT bằng levobupivacain kết hợp adrenalin với ropivacain trong phẫu thuật hội chứng ống cổ tay nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh tác dụng của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường nách bằng levobupivacain với ropivacain dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật hội chứng ống cổ tay” với hai mục tiêu: 1. So sánh tác dụng vô cảm, ức chế vận động và giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường nách bằng levobupivacain kết hợp adrenalin 1:200.000 với ropivacain dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật hội chứng ống cổ tay. 2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của hai thuốc trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1159
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0187.pdf
  Restricted Access
1.9 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.