Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1154
Title: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật hàm mặt của phương pháp gây tê thần kinh V dưới hướng dẫn siêu âm
Authors: NGUYỄN THỊ BẠCH, DƯƠNG
Advisor: TS.BS. Phạm Quang, Minh
Keywords: Gây mê hồi sức;60720121
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Đau là một triệu chứng rất thường gặp sau phẫu thuật. Hậu quả của đau là các rối loạn về huyết động như: mạch nhanh, huyết áp tăng, các rối loạn về hô hấp: thở nhanh, gắng sức, các rối loạn về nội tiết: tăng cathecolamin, tăng đường huyết, các rối loạn về thần kinh, tâm thần: vật vã, kích động. Đau cũng để lại một dấu ấn nặng nề lên tinh thần của người bệnh. 1 Điều trị đau sau mổ một mặt là vấn đề nhân đạo, một mặt nhằm giúp cho bệnh nhân sớm phục hồi các chức năng, giảm thiểu các biến chứng, đồng thời tạo nên một sự thoải mái trên tinh thần người bệnh sau phẫu thuật. Điều tra của Nguyễn Hữu Tú và cộng sự cho thấy 59% bệnh nhân ở tuần đầu tiên, 32% bệnh nhân ở tuần thứ hai và 7% bệnh nhân ở tuần thứ ba phải chịu mức độ đau từ nhiều đến rất đau. 2 Do đó việc tìm kiếm các thuốc và các phương pháp điều trị thích hợp luôn là mối quan tâm của các bác sỹ gây mê hồi sức cũng như các bác sỹ phẫu thuật. Chấn thương hàm mặt là tổn thương hay gặp cả trong thời chiến và thời bình. Chấn thương hàm mặt do nhiều nguyên nhân gây ra như: Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn hỏa khí...Theo tổng kết của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương từ tháng 01/2007 đến tháng 4/2009 có tổng số 3294 bệnh nhân gãy xương vùng hàm mặt có chỉ định phẫu thuật. 3 Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học cũng ngày càng phát triển. phẫu thuật Răng hàm mặt ngày càng tiến bộ, thực hiện được nhiều loại phẫu thuật lớn gây đau nhiều như ung thư, gãy xương hàm mặt phức tạp 4, tạo hình thẩm mỹ...Theo thống kê về đau sau mổ thì phẫu thuật vùng hàm mặt có tỷ lệ đau vừa sau mổ là 25% - 35%, đau nặng là 35% - 55%. 5 Có nhiều phương pháp giảm đau sau mổ hàm mặt được áp dụng như: chườm mát, truyền tĩnh mạch Paracetamol, nhóm NSAIDs, hay tiêm Morphin liều cách quãng, nhưng thời gian giảm đau ngắn, chỉ giảm đau mức độ nhẹ và vừa, có thể gây buồn nôn và nôn, bí tiểu, nặng hơn là suy hô hấp. Hiện nay, các phẫu thuật hàm mặt phức tạp ngày càng tăng, những bệnh nhân như vậy thường phải buộc hai hàm sau phẫu thuật. Nếu các triệu chứng nôn, buồn nôn xuất hiện và lặp lại do hậu quả của thuốc giảm đau họ Morphin thì sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng. Vì vậy cần một phương pháp giảm đau mới có thể khắc phục được những nhược điểm trên của phương pháp giảm đau truyền thống. Ngày nay các phương pháp gây tê vùng được sử dụng rộng rãi để tăng hiệu quả và thời gian giảm đau sau mổ cho BN, cũng như làm giảm các tác dụng không mong muốn lên hô hấp huyết động. Các phương pháp gây tê vùng dựa vào mốc giải phẫu để giảm đau cho phẫu thuật hàm mặt thường khó áp dụng bởi tính phức tạp cũng như tỷ lệ tai biến cao, trong khi đó gây tê vùng dưới siêu âm lại có nhiều thuận lợi và hiệu quả. 6 Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về phương pháp gây tê dây thần kinh V dưới hướng dẫn của siêu âm 7-9, tuy nhiên tại Việt Nam chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật hàm mặt của phương pháp gây tê thần kinh V dưới hướng dẫn siêu âm ” với hai mục tiêu: 1. So sánh hiệu quả giảm đau của phương pháp gây tê dây thần kinh V2, V3 dưới hướng dẫn siêu âm bằng ropivacaine so với giảm đau bằng paracetamol truyền tĩnh mạch. 2. So sánh một số tác dụng không mong muốn của hai phương pháp này
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1154
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0111.pdf
  Restricted Access
2.65 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.