Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1153
Title: THỰC TRẠNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT NHÀ MÁY LUYỆN THÉP Ở THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: THÂN, ĐỨC MẠNH
Advisor: TS. Nguyễn, Ngọc Anh
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, những ảnh hưởng bất lợi của sản xuất công nghiệp đến sức khoẻ cộng đồng mà trực tiếp nhất là sức khoẻ của người lao động vẫn đang hiện hữu [1]. Ngành luyện kim nói chung và luyện thép nói riêng là ngành công nghiệp nặng có nhiều tác hại nghề nghiệp, các yếu tố tác hại này xâm nhập và gây bệnh ở đường hô hấp là phổ biến nhất. Trong đó, bệnh bụi phổi silic chiếm tỷ lệ khá cao [2] [3]. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định ô nhiễm môi trường không khí trong môi trường lao động, là một trong các nguyên nhân quan trọng gây bệnh bụi phổi silic [4] [5] [6]. Bệnh bụi phổi silic đã tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động, gia đình của họ, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), ước tính mỗi năm có khoảng 2,02 triệu người chết có nguyên nhân từ bệnh nghề nghiệp, con số này tương đương với khoảng 5.500 người chết mỗi ngày [3]. Bệnh bụi phổi silic chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (không chữa được) nhưng có thể dự phòng được [7]. Do vậy việc chẩn đoán phát hiện bệnh sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, xác định được tỷ lệ mới mắc và đánh giá được các yếu tố liên quan, từ đó đề xuất được các biện pháp quản lý, theo dõi, giám sát, phát hiện và dự phòng thích hợp để tiến tới thanh toán bệnh bụi phổi silic là nhiệm vụ to lớn, cấp bách thường xuyên và bắt buộc đối với ngành Y tế và các nhà quản lý. Luyện kim là ngành công nghiệp đặc thù ở Thái Nguyên, với khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, một trong các khu công nghiệp lớn của nước ta, được xây dựng từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Trong những năm gần đây, khu công nghiệp này đã được đầu tư, tu sửa. Tuy nhiên, các vấn đề về tình hình bệnh tật liên quan đến bụi silic tự do vẫn đang là mối lo ngại không nhỏ trong NLĐ cũng như các nhà quản lý lao động của địa phương. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của MTLĐ lên các bệnh hô hấp của NLĐ là khá phổ biến, tuy nhiên với tình trạng mắc bệnh ngày càng gia tăng phức tạp như hiện nay thì việc tiến hành thêm một nghiên cứu để làm rõ ảnh hưởng của MTLĐ phát sinh nhiều bụi silic đến việc gia tăng tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở NLĐ là cần thiết. Để có cơ sở khoa học chăm sóc sức khỏe người lao động một cách phù hợp và hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là quản lý và dự phòng bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng có thể dự phòng. Vì vây, đề tài “Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại một nhà máy luyện thép ở Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan” được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, năm 2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh bụi phổi silic của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, năm 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1153
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1228.pdf
  Restricted Access
2.69 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.