Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1148
Title: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ – KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2019
Authors: CHU, THỊ HOÀNG ANH
Advisor: GS.TS. Nguyễn, Hữu Tú
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đột quỵ não (ĐQN) hiện nay đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu năm 2010 trên thế giới có khoảng 16 triệu người bị đột quỵ lần đầu, tỷ lệ tử vong là 5,9 triệu (35%) thì đến năm 2030, tỷ lệ này là 22 triệu và tử vong là 7,8 triệu (34%). Thống kê trên thế giới chỉ ra rằng đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ ba trên thế giới sau các bệnh lý tim mạch và ung thư, đột quỵ não đứng thứ hai trong nhóm nguyên nhân gây nên tàn tật. 1, 2 Xét tất cả các yếu tố nguy cơ thì tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra đột quỵ.3 Tăng huyết áp rất phổ biến ở Nigeria cũng như các nước Châu Phi khác và là yếu tố nguy cơ chính gây ra đột quỵ ở nước này nhưng kiến thức về đột quỵ cũng là kém nhất trong số các nhóm có nguy cơ đột quỵ cao nhất.4 Nayab Z Dar (2019) cho rằng đa số bệnh nhân tăng huyết áp biết về đột quỵ nhưng nhận thức về các yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu cảnh báo còn kém,5 Siraj Ahmad khi tiến hành nghiên cứu trên 354 bệnh nhân tăng huyết áp tại Ấn Độ cũng chỉ ra rằng có đến 82,8% ĐTNC có thực hành chưa đạt về dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp.6 Tại Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức, thực hành dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp chưa nhiều, chủ yếu đề cập đến đánh giá kiến thức và dự phòng các biến chứng nói chung của tăng huyết áp, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả chưa đạt. Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa năm 2012 cho thấy 48,3% ĐTNC có kiến thức chưa đạt về dự phòng biến chứng tăng huyết áp.7 Nghiên cứu của Trịnh Thị Thủy Hồng năm 2015 chỉ ra, có tới 70,6% ĐTNC không có thực hành đạt để dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp.8 Những hạn chế trong kiến thức, những hành vi chưa tốt trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến khi đột quỵ não xảy ra, di chứng để lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể tử vong, hoặc nếu hồi phục, đột quỵ não để lại di chứng tàn tật ở mức độ trung bình coi như mất khả năng lao động, hậu quả nặng nề hơn nữa dẫn đến sự phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc, từ đó tiềm ẩn gánh nặng kinh tế xã hội và tinh thần to lớn cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và các dịch vụ y tế.5 Từ đây có thể thấy rằng, đối với bệnh nhân tăng huyết áp việc cung cấp kiến thức, thực hành để dự phòng đột quỵ não là rất quan trọng. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, có đến hàng nghìn bệnh nhân tăng huyết áp thuộc chương trình quản lý ngoại trú, nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá kiến thức, thực hành của những đối tượng này để dự phòng biến chứng tăng huyết áp nói chung và dự phòng đột quỵ não nói riêng. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Đánh giá kiến thức và thực hành dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp thuộc chương trình quản lý ngoại trú - Khoa khám bệnh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2019” với 2 mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp thuộc chương trình quản lý ngoại trú - Khoa khám bệnh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp thuộc chương trình quản lý ngoại trú - Khoa khám bệnh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1148
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1223.pdf
  Restricted Access
1.67 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.