Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1146
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM KEO SINH HỌC QUA DA KẾT HỢP VỚI PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH VÙNG ĐẦU MẶT CỔ |
Authors: | NGUYỄN, VĂN HIẾU |
Advisor: | PGS.TSKH. Nguyễn, Đình Tuấn TS. Lê, Thanh Dũng |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Dị dạng tĩnh mạch (Venous Malformation) là loại dị dạng mạch máu bẩm sinh thường gặp nhất, với tỷ lệ mắc bệnh từ 1 đến 2 trên 10000 và tỷ lệ chung của các dị dạng mạch máu bẩm sinh trong dân số là 1,5%1,2, đây là các dị dạng cấu trúc không tăng sinh của các tĩnh mạch được đặc trưng bởi các kênh giãn với một lớp nội mô duy nhất và lớp cơ trơn không liên tục3, mà không có kết nối bình thường với mạng lưới tĩnh mạch hệ thống4. Dị dạng tĩnh mạch là dị dạng mạch máu dòng chảy chậm (low-flow)5, xuất hiện từ khi sinh ra và phát triển tỷ lệ thuận với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là thời kỳ dậy thì và mang thai6. Khoảng 40% xuất hiện ở đầu và cổ, 40% ở tứ chi, 20% ở thân mình6. Trên lâm sàng, dị dạng tĩnh mạch thường mềm, ấn lõm nhưng có thể trở nên cứng chắc nếu có huyết khối trong tĩnh mạch, khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva khối dị dạng có thể to ra4. Phần lớn bệnh nhân biểu hiện triệu chứng đau và sưng, tỷ lệ chảy máu ít gặp hơn4. Khi dị dạng tĩnh mạch liên quan đến vùng đầu mặt cổ thường ảnh hưởng tới thần kinh và thẩm mỹ4. Các lựa chọn điều trị nội khoa, bao gồm các thuốc chống viêm non- steroid và tất tay, tất chân, quần áo bó được chỉ định khi các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, điều trị tiêm xơ, phẫu thuật được đặt ra. Thuốc ức chế tạo mạch máu là không hiệu quả. Chẩn đoán sai lầm là “u máu” dẫn đến điều trị không phù hợp7. Mặc dù liệu pháp tiêm xơ là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị can thiệp và có thể giúp giảm triệu chứng, nhưng các phương pháp điều trị thường hướng tới sự ổn định lâu dài là tốt nhất cho người bệnh4. Với mỗi đợt điều trị, các rủi ro về gây mê, thủ thuật can thiệp, phơi nhiễm phóng xạ và chi phí tốn kém4. Phẫu thuật quá rộng rãi dẫn tới kết quả thấp8, tuy nhiên là một phương án khả thi với các tổn thương nhỏ và khu trú, nhưng những khó khăn được đặt ra trong quá trình phẫu thuật là chảy máu, phân định ranh giới khó khăn cho những dị dạng tĩnh mạch sâu hoặc xâm lấn, thường dẫn đến tái phát các triệu chứng4. Dị dạng tĩnh mạch thường xảy ra ở vùng đầu và cổ, thường nằm ở khoang miệng, đường thở và các nhóm cơ, ổ dị dạng thường nằm cạnh niêm mạc da và dây thần kinh, dẫn đến điều trị phức tạp, đặc biệt là phẫu thuật9. Phương pháp tiêm keo ổ dị dạng tĩnh mạch qua da được thực hiện với một lần thủ thuật, biến khối dị dạng đầy máu không rõ ranh giới thành một khối ranh giới rõ, cầm máu dễ dàng hơn để cắt bỏ. Đối với các tổn thương khu trú sau khi thuyên tắc có thể cắt bỏ hoàn toàn, loại bỏ khối dị dạng ra khỏi cơ thể, và làm giảm khả năng tái phát. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả của phương pháp tiêm keo sinh học qua da kết hợp với phẫu thuật trong điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm, cộng hưởng từ và chụp mạch máu của dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ ở những bệnh nhân có chỉ định tiêm keo tiền phẫu. 2. Đánh giá kết quả sớm của phương pháp tiêm keo sinh học qua da kết hợp với phẫu thuật trong điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1146 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS1221.pdf Restricted Access | 2.98 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.