Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1135
Title: | ỨNG DỤNG KĨ THUẬT REAL - TIME PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN BRAF V600E Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP |
Authors: | BÙI, THỊ LÀNH |
Advisor: | PGS.TS. Nguyễn, Thị Trang PGS.TS. Nguyễn, Quang Trung |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Ung thư tuyến giáp là bệnh nội tiết ác tính phổ biến nhất, có xu hướng gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Trong 3 thập kỷ qua, số người được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp gia tăng đáng kể. Dựa trên báo cáo tổng hợp của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp từ năm 2002 đến năm 2011 tăng trung bình 5,5% mỗi năm 1. Năm 2018, theo số liệu công bố của GLOBOCAN, toàn thế giới có 567.000 ca ung thư tuyến giáp mắc mới, đứng thứ 9 trong các loại ung thư nói chung 1. Tại Việt Nam, số liệu thống kê mới nhất của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ung thư năm 2010 – 2014, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ năm 2010 là 821/100.000, năm 2014 tăng lên tới 3211/100.000 ca 2. Ung thư tuyến giáp bao gồm 4 loại mô học chính: dạng nhú, dạng nang, không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy 3. Trong đó ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú (Papillary Thyroid Carcinoma - PTC) là phổ biến nhất, chiếm 85% đến 90% tổng số mắc 4. Đây cũng là nhóm có tiên lượng tương đối tốt, với tỷ lệ sống 10 năm của bệnh nhân trên 90% 5,6. Tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn có tiên lượng xấu, cuối cùng tử vong do tái phát và di căn sau mổ 7,8,9. Những nỗ lực nghiên cứu gần đây tập trung nâng cao hiệu quả điều trị thông qua việc hiểu rõ cơ chế, những biến đổi mức độ phân tử, tế bào, tìm kiếm các yếu tố phân tầng nguy cơ, tiên lượng qua đó có thể đưa ra những định hướng, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp kéo dài thời gian cũng như chất lượng sống cho người bệnh. Với những tiến bộ trong công nghệ giải trình tự gen, chẩn đoán phân tử đã được sử dụng rộng rãi cho thấy vai trò chẩn đoán sớm ung thư. Trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp, các dấu ấn phân tử liên quan bao gồm TERT, BRAF , PAX8 / PPARγ, RAS và RET / PTC. Trong đó, đột biến gen BRAF V600E được quan sát thấy phổ biến nhất trong PTC 10,11, có liên quan chặt chẽ đến sự phát sinh, phát triển, tiến triển lâm sàng xấu của PTC 12,13. Trong các khuyến nghị mới nhất của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA), sự hiện diện của đột biến BRAF V600E là một trong những yếu tố được tính đến trong phân tầng nguy cơ giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp 14. Ngoài ra, xác định đột biến gen BRAF V600E trong ung thư tuyến giáp đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDI) cấp phép, nghiên cứu áp dụng làm cơ sở lựa chọn thuốc điều trị đích cho nhóm bệnh nhân ung thư tuyến giáp tái phát, di căn, kháng I131. Nhận thấy giá trị cũng như tầm quan trọng của việc phát hiện đột biến gen BRAF V600E chúng tôi tiến hành đề tài “Ứng dụng kỹ thuật Real - time PCR để xác định đột biến gen BRAF V600E ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp” với 2 mục tiêu sau: 1. Hoàn thiện kỹ thuật Real - time PCR để xác định đột biến gen BRAF V600E ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp. 2. Xác định đột biến gen BRAF V600E ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp bằng kỹ thuật Real - time PCR. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1135 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS1210.pdf Restricted Access | 2.16 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.