Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1130
Title: NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI BỆNH BÀNG QUANG THẦN KINH SAU CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: NGUYỄN, QUANG DỰ
Advisor: PGS.TS. Đỗ, Đào Vũ
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bàng quang thần kinh (BQTK) đặc trưng bởi rối loạn chức năng bàng quang và/hoặc niệu đạo gây ra bởi bệnh lý hệ thần kinh, chấn thương tủy sống là nguyên nhân phổ biến nhất. Thập niên 1950, có tới 45-50% người bệnh chấn thương thương tủy sống tử vong do suy thận và thiếu máu thứ phát [1]. Với bước tiến lớn trong quản lý bàng quang thần kinh những năm 60 của thế kỷ trước, đặc biệt là sự phát triển về thần kinh học và sự ra đời của phương pháp thông tiểu ngắt quãng; số trường hợp tổn thương đường tiết niệu trên được cải thiện giảm xuống còn 3-5% và tỷ lệ tử vong do suy thận cũng giảm đáng kể. Mặc dù vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy biến chứng tiết niệu vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sau chấn thương tủy sống [2]. Một trong các biến chứng nguy hiểm ở nguời bệnh bị bàng quang thần kinh sau chấn thương tủy sống là nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) chiếm tỷ lệ cao mà nguyên nhân chính là tiểu không tự chủ. Người bệnh bị bàng quang thần kinh cần thoát nước tiểu bằng các phương pháp nhân tạo như đặt thông tiểu, trong đó phổ biến nhất là thông tiểu ngắt quãng. Nghiên cứu gần đây của Hoa Kỳ, kết quả cho thấy có 29-36% người bệnh bàng quang thần kinh sau chấn thương tủy sống bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới[2]. Nhiễm khuẩn tiết niệu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tăng chi phí chăm sóc, điều trị và đe dọa tính mạng người bệnh sau chấn thương tủy sống. Nhiễm khuẩn tiết niệu còn gây biến chứng tại chỗ như : viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, áp xe bìu, rò dương vật; xa hơn gây tổn thương đường niệu trên: viêm thận - bể thận, ứ nước đài bể thận, và tử vong trong bệnh cảnh bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối [3]. Góp phần làm trầm trọng thêm bệnh cảnh này là tỷ lệ kháng thuốc ở người bệnh bàng quang thần kinh sau chấn thương tủy sống nhiễm khuẩn tiết niệu là khá cao, có xu hướng ngày một tăng do nhiễm khuẩn tái diễn nhiều lần và sự tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh chưa tốt. Ở Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi chưa có nhiều nghiên cứu được công bố về thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và mức nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được ở người bệnh bị bàng quang thần kinh nói chung và sau chấn thương tủy sống nói riêng. Với mong muốn cung cấp thêm những bằng chứng khoa học, định hướng điều trị và quản lý bàng quang thần kinh hiệu quả. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh bàng quang thần kinh sau chấn thương tủy sống tại trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh bàng quang thần kinh sau chấn thương tủy sống tại trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai. 2. Khảo sát mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh bàng quang thần kinh sau chấn thương tủy sống.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1130
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1205.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.