Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1117
Title: TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN CỦA CHỈ SỐ DẪN TRUYỀN NGƯỢC THẤT NHĨ VỚI CƠN NHỊP NHANH VÒNG VÀO LẠI NÚT NHĨ THẤT VÀ CƠN NHỊP NHANH VÀO LẠI NHĨ THẤT
Authors: NGÔ, THANH LIÊM
Advisor: TS. TRẦN, SONG GIANG
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Cơn nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) và cơn nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất (AVRT) với đường phụ ẩn là hai thể thường gặp nhất và chiếm tới 83- 90% ở các bệnh nhân nhập viện do cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (CNNKPTT)1–4. Các cơn này thường gây khó chịu nhẹ cho người bệnh, nhưng các tình trạng nặng có thể xảy ra như bệnh cơ tim do nhịp nhanh, suy tim nếu cơn tim nhanh xuất hiện thường xuyên, kéo dài, thậm chí rối loạn huyết động như trụy mạch, hạ huyết áp, rung thất và điều trị bằng phương pháp nội khoa đơn thuần không mang lại nhiều kết quả5. Ngày nay điều trị các rối loạn nhịp tim (RLNT) bằng sử dụng năng lượng sóng có tần số radio (RF) qua đường ống thông là lựa chọn hàng đầu để điều trị lâu dài, an toàn, triệt để6,7. Do đó, việc xác định cơ chế của cơn NNKPTT có vai trò quan trọng nhất quyết định thành công của quá trình thăm dò điện sinh lý (TDĐSL) và điều trị RF.Trong phần lớn các trường hợp chẩn đoán xác định cơ chế CNNKPTT có thể dựa vào nhiều phương pháp: thăm khám lâm sàng, đặc điểm dịch tễ học, điện tâm đồ 12 chuyển đạo trong và ngoài cơn, thăm dò điện sinh lý (khởi phát cơn, trình tự điện học nhĩ trong cơn nhịp nhanh). Tuy nhiên 10-15%8,9 số cơn tim nhanh trên thất trong quá trình TDĐSL lại rơi vào nhóm cơn AVNRT thể không điển hình và cơn AVRT với đường phụ vùng vách, mà hình thái điện tim bề mặt và điện đồ trong buồng tim trong cơn tim nhanh của hai loại cơn này là tương tự nhau (khoảng dẫn truyền thất nhĩ kéo dài, trình tự khử cực nhĩ đồng tâm), nên gây nhiều thách thức cho chẩn đoán xác định cơ chế gây cơn cũng như quyết định điều trị RF và những phương pháp kể trên lúc này không giúp chẩn đoán phân biệt được, nên TDĐSL là quyết định trong chẩn đoán xác định, trong đó có vai trò nổi bật của nghiệm pháp kích thích (KT) thất. Trên thế giới trong khoảng 20 năm trở lại đây có nhiều nghiên cứu về nghiệm pháp KT thất10–16. Nhưng các tiêu chuẩn định tính của các nghiên cứu này có những điểm yếu trong nhận định kết quả một cách chính xác, còn các phương pháp có tính định lượng trong một số trường hợp vẫn cần hiệu chỉnh các chỉ số do các mốc đo dễ phát sinh sai số hoặc quy trình thực hiện các nghiệm pháp tương đối phức tạp. Tuy nhiên nghiệm pháp KT thất đánh giá chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ được thực hiện đơn giản và đo đạc thông qua điện đồ bó His như là một công cụ hữu hiệu trong chẩn đoán phân biệt hai cơn tim nhanh nói trên kể cả trong trường hợp khó như cơn AVNRT không điển hình và cơn AVRT đường dẫn truyền phụ vùng vách17. Tại Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về một số phương pháp KT thất trong chẩn đoán phân biệt CNNKPTT18–20, nhưng chưa có nghiên cứu nào về áp dụng chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ khi làm nghiệm pháp KT thất nhằm chẩn đoán phân biệt hai hình thái cơn NNKPTT. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mối liên quan của chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ với cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và cơn nhịp nhanh do vào lại nhĩ thất”, nhằm hai mục tiêu: 1. Khảo sát chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ ở bệnh nhân có cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và cơn nhịp nhanh vào lại nhĩ thất. 2. Tìm hiểu mối liên quan của chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ với cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và cơn nhịp nhanh vào lại nhĩ thất.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1117
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1192.pdf
  Restricted Access
2.39 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.