Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1113
Title: TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG
Authors: TRẦN, THỊ QUYÊN
Advisor: TS. Nguyễn, Mạnh Hùng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến ở cộng đồng, có xu hướng gia tăng, liên quan đến gánh nặng bệnh tật và tử vong đáng kể. Theo WHO, ước tính tổng số người trầm cảm đã tăng khoảng 18,4% trong khoảng thời gian năm 2005 đến năm 2015, trong năm 2015 trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng hơn 300 triệu người trên toàn cầu ước khoảng 4,4% (nữ 5,1%, nam 3,6%), tỷ lệ trầm cảm thay đổi theo khu vực, gần một nửa số người bị trầm cảm sống ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương1. Trầm cảm chiếm khoảng 10% trong tư vấn chăm sóc ban đầu, là một bệnh phổ biến nhưng nghiêm trọng, phụ nữ bị trầm cảm gấp đôi nam giới, triệu chứng thường tăng theo tuổi tác, chiếm khoảng 4% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới1, 2. Trầm cảm là nguyên nhân chết do tự sát của gần 800.000 người mỗi năm1. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, trầm cảm xảy ra cả ở trẻ em và người lớn, tỷ lệ trầm cảm dao động từ 0,5% đến 10,8%1-5. Một số nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm tại Việt Nam cho tỷ lệ trầm cảm ở cộng đồng từ 3-8%6-9; báo cáo số liệu người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán trầm cảm (F32, F33 theo ICD10) từ 3,14%- 6,76%. Khoảng 90% người bệnh tâm thần sống ở cộng đồng, trong cùng ngôi nhà với người thân vì vậy vai trò chăm sóc của người nhà đối với người bệnh được ghi nhận trong nhiều năm qua10. Sống cùng và chăm sóc người bệnh tâm thần được thừa nhận là việc khó khăn, ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề của người chăm sóc như tài chính, cuộc sống gia đình, xã hội, công việc, học tập, sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần và nổi bật nhất là trầm cảm11. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở người chăm sóc người bệnh tâm thần dao động từ 20% đến trên 50%, cao hơn so với tỷ lệ chung của cộng đồng11-14. Tuy nhiên tại Việt Nam còn ít nghiên cứu về trầm cảm ở người chăm sóc người bệnh tâm thần, đặc biệt tại Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Phòng điều dưỡng Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương mong muốn có căn cứ khoa học để xây dựng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe dùng trong khuyến cáo cho nhân viên y tế và tư vấn cho người thân của những người bệnh tâm thần đang điều trị tại bệnh viện về chăm sóc sức khỏe tâm thần, đồng thời có căn cứ định hướng can thiệp hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho người chăm sóc NB tâm thần tại bệnh viện và tại cộng đồng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: “Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả biểu hiện trầm cảm ở người chăm sóc người bệnh tâm thần bằng công cụ PHQ-9. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng trầm cảm ở người chăm sóc.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1113
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1188.pdf
  Restricted Access
1.82 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.