Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1112
Title: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP TỈNH NINH BÌNH NĂM 2019
Authors: NGUYỄN, MAI THANH
Advisor: PGS.TS. Đào, Thị Minh An
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các biến cố tim mạch nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và mù lòa…[1] Trong một nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng và cộng sự năm 1996 cho thấy THA là nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não [2]. Điều tra dịch tễ học suy tim và một số nguyên nhân chính tại các tỉnh phía bắc Việt nam năm 2003 do Viện Tim mạch phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng là do THA, sau đó là do bệnh van tim do thấp [1]. Tại Việt nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê năm 1960, tỷ lệ THA ở người trưởng thành phía bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã là 11,2%, tăng lên hơn 11 lần. Đến năm 2015, Bộ Y tế Việt Nam dưới sự hỗ trợ của WHO đã triển khai một nghiên cứu trên quy mô lớn để đánh giá thực trạng các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (BKLN), kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ hiện mắc THA là 18,9%, cao hơn ở nam giới (23,1%) so với nữ giới (14,9%) [3]. THA là bệnh có thể dự phòng được thông qua việc kiểm soát các hành vi nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia ở mức có hại, chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực và stress tâm lý [4]. Việc điều chỉnh các hành vi này theo hướng tích cực góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ tử vong và giảm gánh nặng bệnh tật cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng về phòng chống bệnh THA. Chiến lược quốc gia về phòng chống BKLN năm 2015 đặt ra mục tiêu 50% người dân hiểu đúng về các bệnh tim mạch [1], theo đó Bộ Y tế cũng xây dựng chỉ tiêu đến năm 2020 60% người dân trong cộng đồng hiểu đúng về bệnh THA, giảm 20% tỷ lệ hút thuốc lá, 5% tỷ lệ uống rượu bia ở mức có hại, 15% mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày và 5% tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực ở người trưởng thành so với năm 2015 [5]. Tình hình THA tại Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng báo động. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học và mô hình quản lý điều trị bệnh THA tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2013 của Vũ Văn Lại cho thấy, tỷ lệ THA tại cộng đồng ở tỉnh Ninh Bình trong năm 2012 là 26.03% [6]. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào triển khai tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng về phòng chống bệnh THA trên địa bàn tỉnh. Việc tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành của cộng đồng về phòng chống bệnh THA tại tỉnh Ninh Bình giúp cung cấp số liệu đánh giá tiến độ, khả năng thực hiện kế hoạch phòng chống BKLN nói chung, từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược quốc gia về BKLN. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành và một số yếu tố liên quan tại thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình năm 2019” Mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành tại thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1112
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1187.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.