Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1105
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ NAM
Authors: TRẦN TRỌNG, QUẢNG
Advisor: Nguyễn Văn, Tuấn
Keywords: Tâm thần học
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, là bệnh lý gây giảm hoạt năng nặng nề nhất về phương diện số năm bị mất dẫn đến tàn tật. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000, trầm cảm là một trong bốn bệnh gây tổn thất hàng đầu và chi phí lớn nhất không kể tử vong. Ước tính hiện nay có ít nhất 350 triệu người mắc trầm cảm. Dự đoán trầm cảm sẽ là bệnh mang lại gánh nặng bệnh tật toàn cầu hàng đầu vào năm 20301. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Viết Nghị, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Viết Thiêm và cộng sự thì tỷ lệ trầm cảm trong nhân dân xấp xỉ 2-5%2. Trầm cảm khi không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, kinh tế và xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm rất thường gặp ở bệnh nhân nội khoa. Theo L.I. Sireling có tới 25 - 33% bệnh cơ thể có các biểu hiện trầm cảm, còn theo P. Hardy tỷ lệ này là 65%3. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về trầm cảm ở các bệnh lý mạn tính như: Nguyễn Đức Công nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là 57.4%4, Trần Thị Hà An nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường là 44,5%5, Trần Hữu Bình nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân có bệnh lý dạ dày ruột thực thể và chức năng lần lượt là 5% và 14,6%6, Cao Thị Vịnh nhận thấy có 21,2% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có trầm cảm7. Trầm cảm rất thường gặp ở các bệnh nhân suy thận mạn (STM), đặc biệt ở giai đoạn cuối khi bệnh nhân bị mất chức năng thận không hồi phục, đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo (TNT). Theo số liệu thống kê của Hội Thận học Thế giới, ước tính có khoảng 500 triệu người có STM, khoảng 4,5 triệu người đang sống nhờ các biện pháp thay thế thận, trong đó trung bình 284/1.000.000 người cần chạy TNT8. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức song ước tính có khoảng 5 triệu người STM, hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới và 26.000 người cần điều trị thay thế bằng TNT. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh STM chạy TNT chu kỳ cao hơn nhiều so với tỷ lệ trầm cảm trong quần thể chung như nghiên cứu của Sohail Tanvir nhận thấy 57.3% người bệnh STM giai đoạn cuối có trầm cảm9. Trầm cảm và STM có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Người bệnh STM chạy TNT chu kỳ thường có nhiều biến đổi về sinh học của cơ thể và chịu đựng nhiều stress tâm lý xã hội kéo dài, có thể là nguyên nhân gây trầm cảm, đồng thời trầm cảm lại làm tăng nặng các triệu chứng của STM chạy TNT, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Trầm cảm ở bệnh nhân STM thường bị bỏ sót do có nhiều triệu chứng cơ thể giống các triệu chứng của STM và chạy TNT. Ở Việt Nam, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu có hệ thống về rối loạn trầm cảm ở người bệnh STM chạy TNT chu kỳ. Với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết của nhân viên y tế chăm sóc người bệnh STM chạy TNT, nhằm giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời trạng thái bệnh lý này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1105
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0185.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.