Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1098
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA BÀI THUỐC VỊ LINH THANG
Authors: DƯƠNG, HỒNG QUÂN
Advisor: PGS. TS. Nguyễn, Thị Thu Hà
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG) huyết tương hoặc cả hai, và/hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDL – C), tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL – C) làm gia tăng quá trình xơ vữa động mạch (XVĐM) [1]. Hội chứng rối loạn lipid máu được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của bệnh xơ vữa động mạch, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,... Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước phát triển hiện nay bệnh tim mạch đứng đầu, đột quỵ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong [2]. Tại các nước đang phát triển thì tỉ lệ tử vong do các bệnh lý này cũng ngày càng tăng lên. XVĐM là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ và khoảng 90% bệnh nhân bị bệnh mạch vành có RLLPM. Trong những năm gần đây ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết vì bệnh lý tim mạch, trong đó 42,6% liên quan đến XVĐM. Ở Pháp, mỗi năm có khoảng 10.000 ca nhồi máu cơ tim và khoảng 50.000 ca tử vong liên quan đến XVĐM. Ở Việt Nam theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới về số người tử vong do bệnh mạch vành là 66.179 người mỗi năm, con số này vào năm 2010 là 100.000 người (khoảng 300 người tử vong do bệnh này mỗi ngày) [3], [4]. Điều trị có hiệu quả hội chứng rối loạn lipid máu giúp làm hạn chế sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch, ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch cũng như làm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch, đột quỵ và giảm nhu cầu tiến hành các thủ thuật tái tạo mạch vành [5], [6]. Y học hiện đại (YHHĐ) đã tìm ra và sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu như: nhóm fibrat (fenofibrat, bezafibrat, gemgibrozil...), nhóm statin (lovastatin, pravastatin, fluvastatin...) [7], [8]. Tuy nhiên khi sử dụng lâu dài sẽ xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như tăng men gan, mệt mỏi, đau đầu, đầy bụng, mẩn ngứa... Vì vậy, một trong những xu hướng hiện nay trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu là tìm các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, an toàn hơn có tác dụng điều trị RLLPM cũng như hạn chế được các tác dụng không mong muốn. Các nghiên cứu lâm sàng về Y học cổ truyền (YHCT) nhận thấy RLLPM và chứng đàm thấp có nhiều điểm tương đồng, do đó có thể sử dụng phương pháp chữa đàm thấp trong Y học cổ truyền để điều trị hội chứng rối loạn lipid máu. Hiện nay, nhiều vị thuốc và bài thuốc đã được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả điều trị RLLPM như: “Nhị trần thang”, “Bán hạ bạch truật thiên ma thang”, “Giáng chỉ ẩm”... [8], [9]. Tại Trung Quốc, bài thuốc cổ phương “Vị linh thang” với các vị thuốc như Trần bì, Bạch truật, Phục linh, Trư linh, Trạch tả,... có tác dụng tiêu thực, kiện tỳ hòa trung, trừ thấp đã được chứng minh có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu thể tỳ hư đàm thấp với tỷ lệ hiệu quả 87,5% [10]. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của bài thuốc “Vị linh thang” trên thực nghiệm cũng như lâm sàng. Vì vậy, đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của bài thuốc “Vị linh thang”. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1098
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1176.pdf
  Restricted Access
1.59 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.