Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1097
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHIỄM AEROMONAS TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG, NĂM 2016 - 2018
Authors: VŨ, THỊ NỮ
Advisor: TS. NGUYỄN, HÙNG CƯỜNG
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Chi Aeromonas là trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Aeromonadaceae [1], sống phổ biến trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn, cả trong môi trường đất ở các nước ôn đới và nhiệt đới [2]. Một số nghiên cứu chỉ ra sự có mặt của Aeromonas trong các nguồn nước đã được xử lý [3], trong nhiều loại thực phẩm như hải sản (cá), thịt, sản phẩm từ sữa và rau xanh [4]. Aeromonas không những là căn nguyên gây bệnh cho cá và các loài động vật máu lạnh (các loài bò sát, lưỡng cư) mà còn gây bệnh cho người với bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng: nhiễm trùng vết thương, viêm dạ dày ruột, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết,…[5].Trong chi Aeromonas, ba loài Aeromonas hydrophila (A. hydrophila), Aeromonas caviae (A. caviae), Aeromonas sobria (A. sobria) thường gặp gây bệnh cho người và A. hydrophila là loài hay gặp nhất. Đối tượng bị nhiễm bệnh thường là người trên 65 tuổi, người mắc bệnh ung thư, xơ gan, đái tháo đường, suy thận [6]. Tỷ lệ nhiễm Aeromonas khác nhau giữa các nước, các khu vực địa dư. Theo như nghiên cứu của Wu C.J và cộng sự năm 2014 tại miền nam Đài Loan, tỷ lệ nhiễm khuẩn do Aeromonas từ năm 2008 - 2010 là 76 trường hợp trên một triệu dân [7]. Ở Anh và xứ Wale năm 2004, tỷ lệ ước tính là 1,5 trường hợp trên một triệu dân [2] và ở Pháp, tỷ lệ ước tính là 0,66 trường hợp trên một triệu dân [8]. Trong những bệnh do Aeromonas gây ra thì nhiễm khuẩn huyết là bệnh nặng nhất và tỷ lệ tử vong cao, từ 23 - 43% tùy theo nghiên cứu [6],[9]. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng Aeromonas còn nhạy cảm với các kháng sinh như Amikacin, Gentamicin, Tetracycline, Cefepime, Levofloxacin, Ciprofloxacin; kháng với Ampicilin [10]. Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho thấy Aeromonas đã kháng với Ciprofloxacin và Carbapenem, điều này là mối lo ngại rất lớn cho việc điều trị nhiễm khuẩn Aeromonas [11],[12]. Hải Phòng là thành phố có cảng biển lớn nhất ở phía bắc Việt Nam, với nhiều hệ thống sông và vùng nội thủy rộng lớn, đây là điều kiện môi trường tự nhiên rất thuận lợi cho các loài vi khuẩn sống trong nước phát triển, trong đó có các loài Aeromonas. Hải Phòng có lực lượng đông đảo các ngư dân làm nghề đánh bắt và chế biến thủy hải sản, thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước (nước biển, nước lợ cửa sông, nước ngọt) nên dễ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu nguồn nước đó có vi khuẩn. Thời gian gần đây, bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng đã phát hiện những trường hợp nhiễm khuẩn do Aeromonas có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng và tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới cũng đã có một số các nghiên cứu của các tác giả về đặc điểm nhiễm khuẩn Aeromonas ở người song tại Việt Nam mới có nhiều nghiên cứu về Aeromonas chủ yếu trong lĩnh vực thủy hải sản và một số báo cáo về các trường hợp nhiễm bệnh mà chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình nhiễm Aeromonas ở người, đặc biệt là một số đặc điểm liên quan đến nhiễm khuẩn Aeromonas, đánh giá mức độ nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn nguy hiểm này. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm Aeromonas trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, năm 2016 - 2018” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm Aeromonas trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, năm 2016 - 2018. 2. Xác định tỷ lệ loài Aeromonas phân lập được. 3. Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh của Aeromonas.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1097
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1175.pdf
  Restricted Access
1.69 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.