Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1096
Title: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG DO ĐIỆN TRÊN ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ TRONG GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Authors: TRỊNH, THANH HIỆP
Advisor: TS. BS. Lưu, Sỹ Hùng
TS. BS. Nguyễn, Văn Lợi
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Năng lượng điện đã được biết đến từ lâu, từ thời cổ đại con người đã nghiên cứu các hiện tượng điện, mặc dù lý thuyết về điện mới thực sự phát triển từ thế kỷ 17 và 18. Tuy nhiên, những ứng dụng của điện trong giai đoạn này vẫn còn ít, cho đến cuối thế kỷ 19 với sự bùng nổ của kỹ thuật điện thì điện được đưa vào công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật điện đã làm thay đổi xã hội loài người. Tính linh hoạt của điện cho phép con người có thể ứng dụng nó vào vô số lĩnh vực như giao thông, tạo nhiệt, chiếu sáng, viễn thông, và máy tính điện tử... Năng lượng điện ngày nay trở thành nguồn năng lượng thiết yếu, xương sống trong mọi công nghệ hiện đại [1], [2], [3]. Bên cạnh lợi ích to lớn không thể phủ nhận của điện đối với con người nhưng nó cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng. Một dòng điện áp cao thế khi tiếp xúc với cơ thể người có thể phát ra hồ quang đốt cháy thành than. Dòng điện áp hạ thế khi chạy qua cơ thể có thể gây chết nhanh chóng. Chính vì vậy một trong những nội dung cảnh báo rộng rãi nhất “Nguy hiểm chết người” luôn được đặt gần nguồn điện. Kể từ khi trở thành một sản phẩm thương mại vào năm 1849, điện trở thành một trong những mặt hàng nguy hiểm nhất trong xã hội. Đi cùng với sự phổ biến rộng rãi của điện là số lượng thương tích từ nó cũng tăng lên, hậu quả thường nặng nề. Đây là vấn đề nan giải đối với toàn xã hội, trong đó có ngành y tế, y học tư pháp nhằm cấp cứu, điều trị, dự phòng và hạn chế tối đa tác hại của điện [4], [5]. Đối với nhân viên y tế cần biết được những dấu hiệu điện giật, nắm rõ quy trình sơ, cấp cứu kịp thời, phác đồ điều trị các tổn thương gây ra do dòng điện, đồng thời mọi người dân trong xã hội được tiếp cận, nắm được những biện pháp an toàn điện cơ bản nhất để phòng tránh, những kỹ thuật sơ, cấp cứu cơ bản và cần thiết [4]. Đối với giám định y pháp cần xác định nguyên nhân tử vong do điện giúp dựng lại hiện trường vụ việc và hỗ trợ các nhà điều tra tìm đúng bản chất sự việc, hình thái y pháp: Tai nạn, tự sát hay án mạng [5], [6]. Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn điện đã được tiến hành đồng bộ và có những hiệu quả nhất định trong những năm vừa qua. Minh chứng là số vụ tai nạn gây tử vong và số ca tử vong do điện giật giảm dần từ năm 2008 (130 vụ và 136 người chết), năm 2013 (122 vụ và 126 người chết) đến năm 2018 (101 vụ và 104 người chết) theo thống kê hàng năm của Bộ Lao động thương binh xã hội về tình hình tai nạn lao động trong đó có nguyên nhân do điện giật [7]. Nhưng gần đây những hình thức tai nạn điện mới xuất hiện theo sự phát triển của khoa học và công nghệ, mang tính thời sự, được sự quan tâm của toàn xã hội như nhiều vụ tử vong do sử dụng điện thoại thông minh khi đang sạc điện hay các vụ điện giật tập thể gây thương vong nhiều người cùng một thời điểm… Riêng trong môi trường quân đội, vấn đề tai nạn điện cũng đã và đang gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý như điện giật hay xảy ra ở chiến sỹ mới nhập ngũ... Đã đặt ra những vấn đề cấp bách đối với cơ quan chức năng trong đó có ngành y pháp trong và ngoài quân đội. Để đáp ứng phần nào những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số hình thái tổn thương do điện trên đại thể và vi thể trong giám định y pháp” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nạn nhân chết do điện 2. Nghiên cứu hình thái tổn thương đại thể và vi thể do điện
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1096
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1174.pdf
  Restricted Access
2.11 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.